Những mối quan hệ lành mạnh là một phần quan trọng trong cuộc sống. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các liên kết xã hội rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Những người có một mối quan hệ lành mạnh có kết quả kiểm tra sức khỏe tốt hơn. Họ cũng có nhiều khả năng thực hiện các hành vi lành mạnh và giảm nguy cơ tử vong.
1. Một mối quan hệ luôn tồn tại nhiều mặt
Nói đến các mối quan hệ, thực tế, không có mối quan hệ nào hoàn hảo 100%. Nó đan xen những đặc điểm lành mạnh và không lành mạnh. Để một mối quan hệ trở nên tích cực là mỗi người nhận ra việc cố gắng duy trì mối liên hệ. Cùng với đó là khắc phục những vấn đề phát sinh một cách hiệu quả nhất có thể.
Vậy, làm thế nào để biết được bạn đang có một mối quan hệ lành mạnh. Và nên làm gì để khiến mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn dưới đây nhé.
2. Một số đặc điểm của mối quan hệ lành mạnh
2.1. Sự tin tưởng – đặc điểm quan trọng giúp ta nhận ra đây là mối quan hệ lành mạnh
Lòng tin trong mối quan hệ
Nghiên cứu cho thấy, khả năng tin tưởng người khác của bạn bị ảnh hưởng bởi phong cách gắn bó tổng thể của bạn.
Cụ thể, trải qua mối quan hệ đầu tiên giúp bạn hình thành những kì vọng, dành cho các mối quan hệ khác trong tương lai. Trong quá khứ, bạn đã có mối quan hệ an toàn, ổn định và đáng tin cậy. Điều này sẽ là nền tảng giúp bạn tin tưởng vào đối tác trong tương lai.
Ngược lại, bạn từng trải qua những bất ổn, không thể tin tưởng. Theo đó, khả năng bạn có thể đặt lòng tin vào những mối quan hệ tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Xây dựng lòng tin trong mối quan hệ – điều cần làm để có mối quan hệ lành mạnh
Xây dựng lòng tin trong mối quan hệ đòi hỏi sự hợp tác từ cả hai phía. Bằng cách thoải mái chia sẻ những điều mà bản thân đã trải qua, lòng tin sẽ tăng dần lên. Nhờ đó, mối quan hệ trở nên an toàn và thoải mái tuyệt đối.
Nếu bạn cảm thấy bạn cần phải che giấu mọi thứ với đối tác, điều đó có thể là bạn đang thiếu sự an toàn. Bạn chưa thể đặt lòng tin vào mối quan hệ này. Bạn cần phải tìm hiểu, tiếp tục cố gắng để vun đắp cho lòng tin thêm vững mạnh.
2.2. Được là chính mình
Bạn sẽ được là chính mình khi đang ở trong một mối quan hệ lành mạnh. Mức độ cởi mở, tự do bộc lộ bản thân với người khác phụ thuộc và lòng tin của bạn dành cho đối tác.
Về sự cởi mở
Sự cởi mở giúp bạn có cảm giác gắn kết bền chặt. Chẳng hạn như một cặp vợ chồng không bao giờ muốn che giấu những khía cạnh chưa tốt của bản thân. Hoặc họ không muốn buộc phải thay đổi con người của mình để làm hài lòng đối phương.
Sự cởi mở không có nghĩa là buộc phải chia sẻ hay tiết lộ mọi thứ
Khi bắt đầu mối quan hệ, bạn có thể thận trọng hơn về những điều bạn tiết lộ. Theo thời gian, mức độ thân mật tăng lên, đối phương bắt đầu tiết lộ nhiều hơn về quan điểm, sở thích, ký ức của họ cho bạn. Điều này có nghĩa họ muốn chia sẻ mọi thứ để bạn hiểu hơn, tạo cảm giác an toàn cho bạn.
Tuy nhiên, đối tác làm như vậy không đồng nghĩa với việc, bạn cũng phải thực hiện tương tự đồng thời. Bạn có thể chia sẻ với đối thương khi bạn cảm thấy thoải mái. Điều này mới thực sự mang lại giá trị gắn kết mà đối phương cần.
Trong một mối quan hệ lành mạnh thực sự, sự cởi mở cũng nên có giới hạn
Ranh giới lành mạnh trong một mối quan hệ cho phép bạn làm những việc quan trọng đối với mình. Chẳng hạn, bạn có thể đi chơi với bạn bè. Bạn duy trì những mối quan hệ riêng ngoài xã hội. Trong khi đó, bạn vẫn đảm bảo việc sẻ chia những điều quan trọng với đối tác của mình. Và đối tác của bạn, cũng có thể thực hiện như vậy.
Một đối tác không lành mạnh về sự cởi mở và trung thực, có thể muốn biết chi tiết các mối quan hệ khác của bạn. Đối tác có thể muốn kiểm soát sự riêng tư của bạn. Và đối tác muốn hạn chế những người mà bạn có thể dành thời gian cho họ.
2.3. Dành sự tôn trọng cho đối phương – điều cần làm để có mối quan hệ lành mạnh
Mọi người luôn cần sự tôn trọng lẫn nhau trong bất kì mối quan hệ nào. Mối quan hệ đó có thể là từ trong công việc đến tình cảm. Sự tôn trọng chính là một trong những yếu tố làm nên mối quan hệ lành mạnh.
Một số cách các cặp đôi thể hiện sự tôn trọng cho nhau
Chúng bao gồm:
- Lắng nghe lẫn nhau
- Không trì hoãn khi đối tác yêu cầu bạn làm điều gì đó
- Hiểu và tha thứ khi một người mắc lỗi
- Xây dựng lẫn nhau; không xé nát nhau
- Dành chỗ trong cuộc sống của bạn cho người bạn đời của bạn
- Quan tâm đến những thứ mà đối tác của bạn thích
- Cho phép đối tác của bạn có cá tính riêng của họ
- Hỗ trợ và khuyến khích những theo đuổi và đam mê của đối tác của bạn
- Thể hiện sự cảm kích và biết ơn dành cho nhau
- Có sự đồng cảm với nhau
2.4. Thể hiện sự yêu mến rất cần thiết cho mối quan hệ lành mạnh
Tình cảm và sự gắn kết trong mối quan hệ có thể giảm dần theo thời gian. Có thể, nhu cầu về tình cảm, giao tiếp, hay sự thấu cảm suy giảm theo.
Khi bắt đầu một mối quan hệ, sự cuồng nhiệt luôn rực cháy. Điều này tạo nên sự kháo khát mãnh liệt về nhu cầu gần gũi thể xác, thông qua các cử chỉ thân mật. Càng về sau cảm xúc ấy dần mất đi. Vì thế, chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh là cả hai dành sự yêu mến sẻ chia cho đối tác của mình. Cả hai đều tìm cách thay đổi, làm mới những kỷ niệm với nhau bằng sự yêu thương thân mật hơn.
2.5. Khả năng giao tiếp quan trọng trong mối quan hệ a
Khả năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cần bàn tới trong mối quan hệ. Nếu quá trình giao tiếp gặp khó khăn, khi ấy mối quan hệ có khả năng sẽ tan vỡ.
Một mối quan hệ tốt là khi quá trình giao tiếp không hoặc ít xảy ra xung đột. Trong mọi mối quan hệ, đôi lúc, sẽ tồn tại những cuộc tranh luận. Mức độ của các cuộc tranh luận sẽ cho biết khả năng giao tiếp thành công hay không.
Tranh luận nghiêm trọng tức là giao tiếp trong mối quan hệ đã không hiệu quả
Từ những khác biệt trong quan điểm sống, tranh luận hẳn sẽ xảy ra. Tranh luận này nếu càng nghiêm trọng hơn, điều này cho thấy quá trình giao tiếp diễn ra đã không được hiệu quả.
Khi xung đột trở thành cơ hội kết nối tức là giao tiếp trong mối quan hệ thành công
Đôi khi xung đột là cơ hội để kết nối. Sự kết nối này giúp các bên hiểu hơn về những suy nghĩ, cảm xúc của nhau. Điều quan trọng là làm sao để xung đột trở thành cơ hội kết nối. Muốn vậy, bạn và cả đối tác của mình cần tìm ra cách giải quyết phù hợp. Cách giải quyết này thực sự cho phép đối phương có những thay đổi có lợi, cho mối quan hệ của cả hai trong tương lai.
Như vậy, có những đặc điểm giúp bạn nhận biết mình có đang ở trong một mối quan hệ lành mạnh hay không. Đồng thời, cũng có nhiều cách để giúp bạn xây dựng mối quan hệ của mình với đối tác trở nên tốt đẹp hơn. Hãy lưu ý điều này để khiến chính bạn và đối tác, đều cảm thấy hạnh phúc, hài lòng trong mối quan hệ của hai người.
BBT HappyMind tổng hợp
Nguồn tham khảo chính:
- Adult attachment and trust in romantic relationships, Lorne Campell and Sarah CE Stanton, Sciencedirect.com
- Neural correlates of long-term intense romantic love; Bianca P. Acevedo, Arthur Aron, Helen E. Fisher, Lucy L. Brown; Academic.oup.com