Tha thứ để giải phóng bản thân là điều cần thiết thực hiện trong cuộc đời của chúng ta. Có những sự việc, chỉ khi ta tha thứ cho mình, ta mới thoát khỏi những tiêu cực. Và, khi tha thứ cho mình, ta mới có thể hướng về phía trước thực sự. Khi đó, ta mới có thể tìm thấy sự bình an tự tại, trong hành trình mà chúng ta đang bước đi.
1. Về sự tha thứ
1.1. Tha thứ có đơn giản là quên đi những sai lầm?
Khi bạn nghĩ về sự tha thứ, hình ảnh nào sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn? Đối với một số người, tha thứ cho một sai lầm trong quá khứ của người khác tương đương với việc để ai đó thoải mái hơn bạn.
Tha thứ không đơn giản là quên đi những sai lầm trong quá khứ. Đó chính là việc giải thoát bản thân khỏi sức nặng của những cảm giác tiêu cực, mà bạn vừa mới hay đã trải qua.
1.2. Tại sao chúng ta nên tha thứ
Trong một số mối quan hệ, chúng ta có thể tìm lý do để tha thứ cho ai đó. Nhất là, khi việc không tha thứ có thể đe dọa đến mối quan hệ. Hoặc, việc không tha thứ có thể ảnh hưởng đáng kể đến hạnh phúc của chúng ta.
Tha thứ cho ai đó khi họ phạm lỗi, dường như là điều thường xảy ra trong cuộc sống trên nhiều phương diện. Các phương diện này bao gồm cả trong kinh tế, tình cảm….Việc tha thứ có thể mang lại nhiều lợi ích và sự tích cực hơn cho hoặc trong các mối quan hệ và cuộc sống.
1.3. Nếu không tha thứ điều gì sẽ xảy ra?
Khi không tha thứ, ta đang giữ cảm giác tiêu cực cho mình?
Khi không tha thứ hoặc khó tha thứ hoặc không thể, bản thân chúng ta có thể phải mang lấy cảm giác tiêu cực. Nếu chúng ta mang theo những cảm giác tiêu cực chẳng hạn như sự cay đắng, về lâu dài không tốt cho bản thân ta. Việc không thể tha thứ thực sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.
Cảm giác tiêu cực ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần ra sao?
Sự tức giận, lòng thù hận có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim. Nó cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và tăng nguy cơ béo phì. Điều này đã được các chuyên gia sức khỏe nói đến khá nhiều.
Khi chúng ta chất chứa ưu tư và suy nghĩ quá nhiều về những điều sai trái trước đây, nó có thể khiến cơ thể chúng ta tăng lượng cortisol (hormone căng thẳng). Như thế, chắc chắn một điều là sẽ kéo theo việc tăng mức độ stress của cơ thể.
1.4. Có nên không khi kìm chế sự tức giận
Trong cuộc sống, có nhiều điều, nhiều việc, tình huống và nhiều người có thể khiến chúng ta tức giận. Một số người cảm thấy được nhẹ nhàng hơn khi kềm chế cơn giận. Đơn giản là vì họ không muốn làm tổn hại đến người khác. Tuy nhiên, việc kìm chế sự tức giận ở nhiều trường hợp không hề có lợi cho sức khỏe. Kìm chế tức giận cũng không có nghĩa là ta thực tha thứ.
Việc chúng ta giữ lại ngọn lửa thù hận và kìm nén chúng làm cảm xúc chúng ta bị đè nén. Nó lại có thể bùng lên bất cứ khi nào. Điều nay sẽ ảnh hưởng đến hiện tại của chúng ta. Vì thế, thay vì đè nén, chúng ta có thể giải phóng cơn giận. Đồng thời, hãy hướng đến sự tha thứ cho người khác và cho cả chính mình.
2. Những gợi ý giúp bạn dễ tha thứ
Tha thứ thực sự chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy tha thứ để giải phóng bản thân khỏi cảm giác tiêu cực là việc cần phải làm. Giải phóng sự tức giận cũng có khá nhiều cách. Dưới đây là các gợi ý để bạn tham khảo:
2.1. Chấp nhận rằng mọi chuyện đã xảy ra
Chúng ta tự nhận thức mình không thể thay đổi quá khứ. Việc tha thứ những chuyện đã xảy ra giúp chúng ta có được bình an ở hiện tại.
2.2. Chấp nhận cảm xúc của bản thân
Việc mang theo những cảm xúc tiêu cực vì những chuyện đã xảy ra trong quá khứ sẽ chỉ mang lại đau khổ cho chúng ta. Thay vào đó, chúng ta có thể chấp nhận sự tồn tại của những cảm xúc tiêu cực ấy. Chúng ta hãy quản lý chúng một cách hiệu quả. Nhờ vậy, chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của ta.
2.3. Chọn cách giải quyết phù hợp nhất với bạn
Khi đối diện với những mâu thuẫn – nguyên nhân dễ gây ra tức giận, chúng ta có rất nhiều cách giải quyết. Điều chúng ta cần làm là chọn một cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Đặc biệt cách giải quyết này phải khiến bạn hài lòng. Và, cách ấy không mang lại tổn thương cho bất kỳ ai, kể cả chính bạn.
2.4. Bắt đầu chạm đến sự tha thứ
Điều này đơn giản nghĩa là không còn tồn tại sự oán giận nữa. Nó bao gồm cả việc không còn (nên) cảm thấy cay đắng hay oán hận đối với người đã khiến bạn phải oán giận hay cảm thấy cay đắng.
3. Tha thứ để giải phóng bản thân và lợi ích còn hơn thế
Học cách tha thứ cho người khác có thể mất một khoảng thời gian dài nhưng rất đáng để bạn thực hiện
Nghiên cứu cho thấy rằng, khi càng trưởng thành, chúng ta ngày càng học được cách tha thứ. Chúng ta đồng thời cũng học được cách chấp nhận những thiếu sót của người khác. Thậm chí, chấp nhận được cả lỗi lầm của bản thân. Chúng ta biết bỏ qua những mặc cảm khi bản thân phạm sai lầm. Dù mất thời gian để làm được, song điều này rất đáng để chúng ta nỗ lực thực hiện.
Tha thứ không chỉ để giải phóng bản thân, lợi ích còn nhiều hơn thế
Tha thứ được nghĩa là cơn giận được kiểm soát. Chúng ta được giải phóng khỏi những suy nghĩ hay cảm giác tiêu cực về nó hay do nó gây ra.
Khi chúng ta kiểm soát cơn giận, giảm căng thẳng, biết bỏ lại những cảm xúc tiêu cực và biết chọn lựa những hành động phù hợp, chúng ta sẽ khỏe hơn về mặt thể lý. Khi này, tinh thần của chúng ta cũng được thoải mái hơn. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. Cũng như, mối quan hệ với những người quan trọng trong cuộc sống của chúng ta ở hiện tại được cải thiện.
Tha thứ dù khó thực hiện nhưng chúng ta đều có thể làm được. Dù có mất thời gian bao lâu để tha thứ – khoảng thời gian đó luôn là xứng đáng để bỏ ra. Sự tha thứ là để giải phóng bản thân khỏi quá khứ với những tiêu cực. Và, sự tha thứ còn là một món quà mà bạn tặng cho chính mình bằng cách trao nó cho người khác!
BBT HappyMind tổng hợp
Tham khảo:
- Forgive to live, Angela Pirisi, Psychologytoday.com
- Forgiveness and life satisfaction across different age groups in adults; Kaleta, K., & Mróz, J.; Psycnet.apa.org
- The unique effects of forgiveness on health: an exploration of pathways; Kathleen A Lawler 1, Jarred W Younger, Rachel L Piferi, Rebecca L Jobe, Kimberley A Edmondson, Warren H Jones; Pubmed.ncbi.nlm.nih.gov