Giữ lời hứa trong hôn nhân chắc chắn là chủ đề chạm đến mong muốn và sự quan tâm của nhiều người. Giữ lời hứa vốn đã rất quan trọng, trong hôn nhân điều này càng quan trọng hơn. Bởi, đây là một trong các nhân tố ảnh hưởng lớn lao đến sự bền vững và hạnh phúc.
1. Các yếu tố quan trọng góp phần xây dựng hôn nhân hạnh phúc
1.1. Tình yêu
Hôn nhân được xây dựng vững chắc trên tình yêu, sự tôn trọng và trung thành. Tình yêu là nền tảng của hôn nhân, giúp tạo ra một liên kết vững chắc cho một cặp đôi. Tình yêu giúp họ đủ sức mạnh để cùng nhau trải qua những thăng trầm của cuộc sống.
1.2. Sự tôn trọng trong hôn nhân
Sự tôn trọng là một yếu tố quan trọng khác trong hôn nhân. Yếu tố này làm cho cặp đôi cảm thấy họ được đối xử công bằng và trân trọng. Sự tôn trọng được thể hiện qua việc lắng nghe, chia sẻ và sự đồng thuận giữa 2 bên với nhau trong các quyết định quan trọng, trong cuộc sống hàng ngày.
1.3. Sự trung thành
Sự trung thành là yếu tố cốt lõi khác của hôn nhân. Sự trung thành thể hiện rằng bạn và đối tác(vợ/chồng) sẽ luôn đứng về phía nhau trong mọi tình huống. Các bạn luôn có sự bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau. Trung thành cũng bao gồm việc giữ lời hứa và cam kết với nhau. Trung thành bao gồm cả việc không bao giờ phản bội hoặc lừa dối đối tác(vợ/chồng) của mình.
1.4. Lời hứa trong hôn nhân quan trọng như thế nào
Khi bạn không giữ lời hứa trong một mối quan hệ, cách riêng chủ đề này đang nói đến là mối quan hệ cặp đôi, việc không giữ lời hứa có thể làm giảm lòng tin và khả năng giao tiếp giữa bạn với đối tác (vợ/chồng). Khi đối tác của bạn thấy rằng họ không thể tin tưởng vào những lời hứa của bạn, họ có thể ngừng tìm đến bạn để được hỗ trợ và nâng đỡ trong cuộc sống. Khi điều ấy lặp lại thường xuyên, nó có thể làm xói mòn sự thân mật và kết nối giữa bạn và đối tác. Nó có thể gây ra sự khó chịu, thất vọng. Không chỉ dừng ở đó, nó còn là mối đe dọa cho sự gắn kết giữa mối quan hệ của bạn và đối tác trong tương lai.
2. Tại sao giữ lời hứa là một điều quan trọng
Khi bạn giữ lời hứa của mình, bạn đang thể hiện cho đối tác (vợ/chồng) hiểu rằng bạn là một người đáng tin cậy và đáng kính trọng. Điều này có thể giúp tăng cường niềm tin và sự tôn trọng giữa hai người. Đây cũng là điều giúp tạo ra một mối quan hệ bền chắc.
Việc giữ lời hứa thể hiện bạn một số yếu tố tích cực sau:
2.1. Sự trách nhiệm
Giữ lời hứa cho thấy rằng bạn tự chịu trách nhiệm tuân theo kế hoạch. Đồng thời, bạn cũng thực hiện đến cùng lời cam kết của mình.
2.2. Sự tín nhiệm
Khi bạn có thể thực hiện những gì bạn nói, cho thấy bạn là người đáng tin cậy và là điều cần thiết để tạo uy tín cá nhân.
2.3. Sự tôn trọng
Giữ lời không chỉ thể hiện rằng bạn tôn trọng người khác mà còn giúp cải thiện sự tôn trọng của họ dành cho bạn.
Không giữ lời hứa cũng có thể làm mất đi sự tôn trọng của bạn. Người khác có thể coi bạn là không đáng tin cậy và không xứng đáng để được kết nối hoặc làm việc cùng họ.
Nếu bạn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, không giữ lời hứa của mình còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của bạn.
2.4. Sự tin tưởng
Sự tin tưởng cũng là điều rất cần thiết để phát triển một mối quan hệ tin cậy.
3. Tác hại của việc không giữ lời hứa
Một số ảnh hưởng tiêu cực trong việc không giữ lời hứa như:
3.1. Mất niềm tin và tôn trọng
Đối tác (vợ/chồng) của bạn có thể mất niềm tin và tôn trọng đối với bạn. Họ có thể không tin tưởng bạn nữa và sẽ cảm thấy thất vọng về bạn.
3.2. Tác động tiêu cực đến mối quan hệ
Việc không giữ lời hứa có thể gây ra căng thẳng và xáo trộn trong mối quan hệ giữa bạn và đối tác. Nếu điều này xảy ra trong mối quan hệ tình cảm, nó có thể dẫn đến chia tay hoặc ly dị.
3.3. Mất cơ hội
Việc mất niềm tin ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Một cách trực tiếp nó cũng ảnh chất lượng công việc của bạn.
3.4. Ảnh hưởng đến danh tiếng
Việc không giữ lời hứa có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn. Người khác có thể đánh giá bạn là không đáng tin cậy và không muốn làm việc với bạn.
3.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý
Nếu bạn thường xuyên không giữ lời hứa của mình, điều này có thể gây ra cảm giác căng thẳng, lo lắng và mất tự tin. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của bạn và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
Việc không giữ lời nói với đối tác(vợ/chồng) của bạn khiến đối tác của bạn cảm thấy không được yêu thương. Đối tác của bạn cũng thấy bản thân không quan trọng. Họ sẽ có cảm giác như thể họ không đáng để bạn nỗ lực. Chắc chắn điều đó cũng sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ.
Xem thêm: Làm thế nào để biết mình trong một mối quan hệ lành mạnh
4. Một số cách làm hiệu quả để giữ lời hứa
Không quá khó khăn trong việc bạn quan tâm và giữ lời hứa với đối tác (vợ/chồng) của mình.
Với sự cởi mở và luyện tập thường xuyên việc biết nghĩ cho nhu cầu của đối tác (vợ/chồng) hơn là chỉ biết nghĩ cho bản thân, bạn có thể trở thành mẫu người lý tưởng mà đối tác của bạn cần. Nếu đối tác của bạn đang có vấn đề với việc trở nên đáng tin cậy, thì tấm gương tốt của bạn có thể truyền cảm hứng cho họ để trở thành đối tác mà bạn mong đợi.
Ngay dưới đây là cách bắt đầu làm việc để giữ lời hứa của bạn:
4.1. Sự trung thực
Đừng nói rằng bạn sẽ làm điều gì đó nếu bạn không thể làm được. Hãy thẳng thắn và trung thực, ngay cả khi bạn cảm thấy mình có thể khiến đối phương thất vọng. Vì, sự thất hứa sau này còn tệ hơn nhiều.
Nếu bạn nhận ra rằng mình không thể giữ lời hứa, hãy nói với đối tác (vợ/chồng) của mình ngay khi có thể. Bạn hãy giải thích chính xác lý do tại sao bạn không thể thực hiện được. Hãy biến tình huống này thành ngoại lệ chứ không phải quy tắc, đặc biệt khi bạn đang nỗ lực xây dựng lòng tin.
4.2. Khắc phục sự hay quên
Đôi khi bạn hứa vì biết rằng mình có khả năng làm và muốn thực hiện nó. Nhưng vì sự bận rộn mà bạn lại quên đi lời mình đã hứa. Nếu bạn thường thất hứa vì hay quên, bạn có thể tham khảo một số cách nhắc nhở bản thân. Chẳng hạn bạn sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ như ghi chú trong điện thoại. Bạn có thể nhận thông báo qua email, lời nhắc bật lên từ chương trình lịch trên máy tính, điện thoại của bạn. Bạn có thể ghi chép ra giấy nếu bạn quen với cách này.
Bạn cũng có thể cho phép đối tác (vợ/chồng) của mình nhắc nhở bạn – (Nhưng với điều kiện là cả hai đều thấy thoải mái và cùng đồng thuận về việc đó).
4.3. Đừng bào chữa
Nếu bạn quên, bạn nên nói câu xin lỗi. Đồng thời, hãy khẳng định lại rằng bạn sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện. Như thế bạn sẽ là một đối tác đáng tin cậy.
Không nên
Đừng nói, “Tôi không cố ý quên và không muốn làm tổn thương bạn…”. Bạn cũng đừng nên nói “Tôi quên mất” hoặc “Tôi không có thời gian.” Những lời bào chữa như thế thường là vỏ bọc cho lý do thực sự, khiến bạn không chọn để thực hiện lời hứa.
Bạn thử nghĩ đến một trải nghiệm mà ai đó đã không giúp đỡ hoặc không giữ lời hứa của họ với bạn. Nếu bạn thấy không vui và thất vọng thì đừng làm như thế.
Nên
Nếu bạn đổi ý và không muốn giữ lời hứa, bạn cần thành thật với đối tác (vợ/chồng) mình. Hãy nói với đối tác về lý do tại sao bạn nghĩ mình đã hứa ngay từ đầu và tại sao bây giờ bạn không thể thực hiện.
Giữ lời hứa trong hôn nhân không phải quá khó thực hiện
Thực vậy, vì chân thành và yêu thương, chắc chắn một khi bạn đã hứa bạn đều có thể thực hiện. Hoặc ít nhất, khi bạn hứa mà không thực hiện được bởi lý do nào đó, bạn luôn biết cách trao đổi với đối tác của mình để cả hai cùng thông cảm cho nhau. Hãy luôn cố gắng giữ lời một khi bạn đã hứa. Vì, điều này không chỉ khiến cho hôn nhân thêm tốt đẹp mà còn là yếu tố làm cho mối quan hệ của bạn thêm vững chắc, đầy tin cậy và tăng thêm yêu thương.
BBT HappyMind tổng hợp
Tham khảo
- Sels L, Ceulemans E, Bulteel K, Kuppens P. Emotional Interdependence and Well-Being in Close Relationships. Higgins L. HuffPost. How Control Is Killing Your Relationship. March 11, 2016
- Gottman S, Silver N. What Makes Love Last?: How to Build Trust and Avoid Betrayal. New York: Simon & Schuster; 2013.
- Peetz J, Kammrath L. Only because I love you: why people make and why they break promises in romantic relationships.
Bài biết liên quan:
Làm thế nào để biết mình đang trong một mối quan hệ lành mạnh