Bạn thường cảm thấy mệt mỏi sau mỗi ngày đi làm về. Làm việc hơn 8 tiếng một ngày có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc rơi vào tình trạng kiệt sức. Đôi khi việc chuẩn bị để nấu một bữa ăn, chăm sóc con cái sau đó,… cũng lấy cạn năng lượng của bạn.
Cảm thấy mệt mỏi vì công việc là điều bình thường và có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Đôi khi, sự mệt mỏi có thể xảy ra trong những khoảng thời gian đặc biệt bận rộn. Sự mệt mỏi có lúc chỉ đơn giản là bạn làm việc quá sức hoặc không được nghỉ ngơi đầy đủ. Mệt mỏi cũng có thể có nguyên nhân đến từ một yếu tố hay lý do khác. Mời các bạn cùng Happy Mind nhìn ra một số lý do và cách cải thiện tình trạng này nhé.
1. Lý do làm bạn mệt mỏi là gì?
Trong ngày sống có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lượng của bạn. Các yếu tố có thể kể đến như số thời gian và chất lượng nghỉ ngơi mỗi đêm, sức khỏe cá nhân hay tính chất công việc của bạn. Nếu bạn thường xuyên phải gồng lên để duy trì năng lượng đến hết giờ làm, thì bạn xem thử yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới bạn nhé.
1.1. Thiếu ngủ – nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc
Nếu bạn thức khuya và không ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày. Đôi khi, mọi số người thức khuya như một cách để có thời gian rảnh cho bản thân. Đơn giản là vì ban ngày họ bận rộn với các công việc, đề án. Tuy nhiên, điều này lại là nguyên nhân của sự mệt mỏi và kiệt sức.
1.2. Căng thẳng
Bạn có cảm giác mệt mỏi, áp lực suốt ngày. Sau mỗi giờ làm việc, bạn thấy mình hết năng lượng. Khi về đến nhà, bạn chỉ muốn gác chân lên và lướt điện thoại hoặc xem tivi, youtube. Nếu bạn đang chịu nhiều căng thẳng trong công việc, điều này có thể dẫn đến kiệt quệ về thể chất và tinh thần.
1.3. Trầm cảm hoặc lo âu
Trầm cảm có thể gây khó khăn cho giấc ngủ và mất năng lượng. Khi bị trầm cảm, bạn có thể khó đi vào giấc ngủ mỗi đêm, ngủ không sâu giấc. Điều này có thể góp phần gây ra các vấn đề mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
1.4. Thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Khi bạn có cảm giác luôn cần phải mang công việc về nhà, điều này có thể cho thấy bạn đang thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Một số dấu hiệu như:
- Bạn luôn thấy cần phải trả lời ngay mọi thông tin mà bất kể khi nào bạn nhận được dù là tối muộn
- Bạn cảm thấy phiền lòng vì đồng nghiệp thật khó ưa
- Bạn luôn lo lắng rằng bạn cần phải hoàn thành việc phải làm trong thời gian ở nhà.
Đem công việc về nhà là việc khá phổ biến. Điều này sẽ thành vấn đề đáng quan tâm khi bạn không dành đủ thời gian cho cá nhân và gia đình. Nó có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của bạn. Cụ thể hơn, nó có thể đem những tiêu cực công việc vào trước khi đi ngủ, và mỗi sáng thức dậy sẽ làm bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi. Bạn sẽ lại bắt đầu ngày mới với tình trạng mệt mỏi và cảm giác kiệt sức.
1.5. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến và sau đó giảm xuống. Tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
1.6. Mất nước
Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng.
1.7. Thiếu nghỉ ngơi
Bạn làm việc liên tục. Bạn dành nhiều thời gian tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến công việc. Điều này có thể nhanh chóng làm cạn kiệt năng lượng của bạn. Nếu bạn không nghỉ giải lao hoặc không sử dụng những khoảng nghỉ này một cách khôn ngoan, bạn có thể thấy mình phải vật lộn với cảm giác kiệt sức sau khi tan sở.
1.8. Thiếu chăm sóc bản thân
Khi bạn không chăm sóc cho bản thân về thể chất và tinh thần, bạn có nhiều khả năng cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày. Mặc dù có thể khó thực hiện khi bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng việc như tập thể dục thường xuyên và ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp cải thiện mức năng lượng của bạn.
1.9. Môi trường làm việc
Môi trường vật chất tại nơi làm việc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn. Nếu trời quá nóng hoặc quá lạnh, quá ồn ào hoặc quá yên tĩnh, bạn có thể khó tỉnh táo và tập trung.
1.10. Thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là mệt mỏi.
2. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị kiệt sức
Có khá nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận ra mình đang bị kiệt sức, chẳng hạn như:
- Khó tập trung
- Dễ cáu kỉnh
- Tăng cảm giác thèm ăn, hay đói
- Hay quên
- Hiệu suất kém
- Khó quyết định dù là việc nhỏ
- Cảm thấy uể oải hoặc buồn ngủ
- Thiếu động lực sống
- Các triệu chứng thể chất, hay đau ốm
3. Làm gì để giảm mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc?
Bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để giúp bảo vệ mức năng lượng của mình. Qua đó, bạn không còn cảm thấy quá mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc.
3.1. Đặt công việc tại nơi làm việc
Nếu bạn có xu hướng lo lắng về công việc ngay cả khi ở nhà, hãy tìm cách tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình. Nhắc nhở bản thân rằng nó sẽ vẫn ở đó vào ngày mai. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc thư giãn tinh thần khỏi công việc có thể cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống và giảm căng thẳng tâm lý mà không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
3.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn nếu bạn thấy mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc
Cho phép bản thân nghỉ ngơi sau giờ làm việc, trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nào khác. Điều này có thể giúp bạn sạc lại pin và cho cơ thể bạn cơ hội nghỉ ngơi.
3.3. Tập thể dục
Hoạt động thể chất có thể giúp tăng mức năng lượng của bạn và giảm cảm giác mệt mỏi. Bạn có thể cố gắng kết hợp tập thể dục vào thói quen hàng ngày của bạn. Dù rằng, việc tập thể dục có khi chỉ là một cuộc đi bộ ngắn hoặc một vài phút kéo dài.
3.4. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết để hoạt động cả ngày. Đảm bảo ăn một bữa ăn cân bằng và bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ và carbohydrate phức hợp.
3.5. Ngủ đủ giấc giúp bạn giảm mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc
Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để giảm cảm giác mệt mỏi. Đặt mục tiêu ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm và thiết lập thói quen ngủ đúng giờ.
3.6. Giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể gây tổn hại cho cơ thể bạn và góp phần gây ra cảm giác mệt mỏi. Thực hiện các bước để quản lý căng thẳng của bạn, chẳng hạn như Yoga, thiền (cầu nguyện), luyện thở, thư giãn.
3.7. Ưu tiên chăm sóc bản thân
Chăm sóc bản thân có thể giúp tăng mức năng lượng và giảm cảm giác kiệt sức. Ưu tiên các hoạt động chăm sóc bản thân, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc, làm những hoạt động bản thân yêu thích và dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu qua chủ đề tại sao lại thấy mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc. Qua những lý do có thể phổ biến và dấu hiệu để xác định tình trạng hẳn giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Nhờ đó, chúng ta hiểu được vấn đề của mình (nếu mắc phải) và có cách cải thiện phù hợp để thêm đầy năng lượng mỗi ngày khi làm việc.
Bất kỳ khi nào bạn thấy mình cần hỗ trợ để cải thiện sức khỏe tinh thần, hãy liên lạc với chúng tôi qua số di động, email hay bấm vào nút “đặt hẹn tham vấn” và bắt đầu buổi tham vấn!
- Email: info@happymind.vn
- Phone: +84-839 027720
BBT HappyMind tổng hợp và biên soạn
Tham khảo:
- Yang Y, Shin JC, Li D, An R. Sedentary behavior and sleep problems: A systematic review and meta-analysis.
- Sonnentag S. Psychological detachment from work during leisure time: The benefits of mentally disengaging from work.
- American Academy of Sleep Medicine. Healthy sleep habits.
- Debra Rose Wilson, Ph.D., from Drained from Work? 9 Ways to Restore Your Work-Life Balance
Bài liên quan
Cách Giảm Căng Thẳng Trong Công Việc