Căng thẳng trong công việc là một chủ đề hầu hết chúng ta đều quan tâm. Đôi khi, căng thẳng khiến chúng ta nghĩ rằng, nó chính là nguyên nhân của mọi vấn đề hay trở ngại. Hiểu được căng thẳng trong công việc, chúng ta nhận ra nó không chỉ có mặt tiêu cực. Nắm được cách làm giảm đi hay xử lý chúng, sẽ giúp chúng ta giải quyết được khá nhiều rắc rối.
1. Căng thẳng trong công việc
1.1. Căng thẳng trong công việc cũng có điểm ưu
Căng thẳng luôn là điều khó tránh khỏi khi làm việc. Dù vậy, không phải lúc nào căng thẳng cũng mang lại điều tồi tệ. Một chút căng thẳng có thể làm bạn tập trung hơn. Nó cũng giúp bạn có thể đương đầu với thách thức, áp lực công việc đặt ra.
1.2. Căng thẳng trong công việc và mức độ ảnh hưởng của nó
Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn kiệt sức. Nó bắt đầu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần của bạn. Cũng như, nó sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bạn.
Bạn không thể kiểm soát mọi thứ trong môi trường làm việc của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể. Nếu căng thẳng trong công việc đang ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, sức khỏe hoặc cuộc sống cá nhân của bạn, thì nó đã là quá mức. Như thế, tình trạng căng thẳng đã đã đến lúc khiến bạn phải hành động.
2. Dấu hiệu của sự căng thẳng trong công việc quá mức
Bất kể bạn làm gì để kiếm sống, tham vọng của bạn là gì hay công việc của bạn căng thẳng đến mức nào, có rất nhiều điều bạn có thể làm để giảm mức độ căng thẳng. Qua đó, bạn sẽ lấy lại cảm giác kiểm soát trong công việc. Để giảm được hay xử lý căng thẳng quá mức, trước hết bạn cần biết các dấu hiệu của nó.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của căng thẳng quá mức trong công việc bao gồm:
Cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh hoặc trầm cảm, mất hứng thú với công việc.
Có vấn đề khi ngủ, mệt mỏi, khó tập trung, căng cơ hoặc đau đầu, gặp các vấn đề dạ dày.
Xa lánh xã hội, làm giảm ham muốn tình dục.
Đôi khi bạn không biết tại sao mình luôn cảm thấy khá mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc. Bạn cũng không tìm thấy niềm vui trong công việc mình làm. Có thể một phần là do bạn đang gặp căng thẳng nào đó cần giải quyết. Hãy tìm nguyên nhân, xác định dấu hiệu và hiểu về chúng để chọn cách xử lý cho hiệu quả.
3. Một số cách giúp bạn giảm bớt căng thẳng khi làm việc
Khi nhìn ra các dấu hiệu căng thẳng quá mức, bạn cũng phần nào hiểu được nguyên nhân. Từ đó, bạn sẽ chọn được cách phù hợp để giải quyết chúng. Dưới đây là một số gợi ý để bạn áp dụng.
3.1. Tìm một người để bạn chia sẻ buồn vui
Đôi khi, cách giảm căng thẳng tốt nhất chỉ đơn giản là chia sẻ căng thẳng của bạn với người thân của mình. Đây có thể là một cách mang lại hiệu quả cao để xả hơi. Nó cũng giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Đồng thời, cách này cũng giúp bạn thấy dễ chịu. Qua đó, bạn lại có thêm sức mạnh để tiếp tục với công việc.
3.2. Chế độ ăn uống tốt
Cách khác để giải tỏa căng thẳng trong công việc chính là có chế độ dinh dưỡng tốt. Việc ăn nhiều axit béo Omega-3 giúp tâm trạng của bạn phấn chấn hơn.
Các nguồn cung cấp axit béo khá phong phú. Bạn có thể bổ sung axit béo Omega-3 từ việc tiêu thụ các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi. Bạn cũng có thể dùng rong biển, hạt lanh và quả óc chó. Chúng giàu axit này.
3.3. Tập thể dục và gia tăng vận động
Tác dụng của tập thể dục đối với tình trạng căng thẳng trong công việc
Tập thể dục là hoạt động làm tăng nhịp tim và khiến bạn đổ mồ hôi. Đây cũng là một cách cực kỳ hiệu quả để nâng cao sức khoẻ tình thần. Hoạt động này giúp bạn tập trung cao độ và thư giãn cả tâm trí lẫn cơ thể.
Giá trị của vận động
Để giảm căng thẳng tối đa, hãy cố gắng vận động ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày. Và khi căng thẳng đang gia tăng trong công việc, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhanh chóng. Đồng thời, hãy tránh xa các “cơ hội” có thể khiến bạn gia tăng thêm sự căng thẳng.
Bạn có thể đi dạo bên ngoài nơi làm việc. Vận động cơ thể có thể giúp bạn lấy lại thăng bằng nhanh chóng.
3.4. Quản lý thời gian một cách tối ưu – cách hay để giảm căng thẳng trong công việc rất hiệu quả
Cân bằng giữa thời gian dành cho công việc và các hoạt động khác
Cố gắng tìm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Cũng như tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và các hoạt động xã hội. Cách này nhằm để tạo niềm vui riêng từ những hoạt động đó.
Đi sớm hơn vào buổi sáng – “giải pháp” đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giam căng thẳng trong công việc
Đi làm sớm hơn vào buổi sáng mang lại ảnh hưởng nhất định, cho trạng thái làm việc nguyên ngày của bạn. Đi làm sớm hơn dù 10-15 phút cũng là rất tốt. Bạn có thời gian để dễ dàng bước vào ngày mới một cách thư thái, không vội vã.
Nếu bạn luôn đi muộn, hãy đặt báo thức. Kèm với đó là quyết tâm cao bật dậy khi báo thức bắt đầu. Điều này giúp bạn không phải đi muộn. Nó giúp giảm mức độ căng thẳng của bạn trong ngày làm việc mới.
3.5. Lập kế hoạch nghỉ ngơi thường xuyên
Đảm bảo dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày để đi dạo, trò chuyện. Cũng cố gắng rời khỏi bàn làm việc hoặc nơi làm việc của bạn để ăn trưa.
Việc ngồi quá lâu tại bàn làm việc có thể làm bạn cảm thấy tù túng. Bạn cũng sẽ cảm thấy khó khăn trong việc thư giãn.
Nghỉ ngơi thực sự sẽ giúp bạn thư giãn. Điều này cũng giúp bạn nạp năng lượng tốt hơn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn.
3.6. Giải quyết các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao trước
Nếu bạn có điều gì cần phải làm trước, hãy giải quyết sớm. Điều này sẽ khiến bạn có nhiều thời gian cho những việc quan trọng. Và, thời gian còn lại, bạn dành để xử lý những việc nhỏ khác.
Cách giải quyết theo thứ tự như trên sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Thậm chí, bạn sẽ không gặp rắc rối cho dù có nhiều việc đến đâu. Đồng thời, giải quyết công việc theo cách này cũng mang lại hiệu quả cao hơn.
3.7. Phá bỏ những thói quen xấu gây căng thẳng tại nơi làm việc
Nhiều người trong chúng ta tự làm cho căng thẳng công việc trở nên tồi tệ hơn. Nhất là, tình trạng căng thẳng tăng lên đối với những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
Nếu bạn có thể xoay chuyển những thói quen tự đánh bại bản thân, bạn sẽ thoát khỏi căng thẳng nhanh chóng. Do đó, đôi lúc căng thẳng đến, bạn cũng nên dành thời gian bình tĩnh để suy xét. Xác định căng thẳng có đến từ chính suy nghĩ và hành vi của mình không là rất nên. Vì đấy cũng chính là lúc, bạn tìm ra được cách xử lý căng thẳng hiệu quả.
Còn nhiều khía cạnh khác liên quan đến căng thẳng trong công việc và cách giải quyết chúng. HappyMind chờ bạn cùng tìm hiểu chi tiết ở chủ đề kế tiếp nhé. Chúc bạn mỗi ngày làm việc mới đều thuận lợi. Cũng như luôn giữ được sự điềm tĩnh để giải quyết khi căng thẳng tìm đến.
BBT HappyMind tổng hợp
Tham khảo chính:
Stress at Work; Jeanne Segal, Ph.D., Melinda Smith, M.A. and Lawrence Robinson; HelpGuide.org
I love how this blog gives a voice to important social and political issues It’s important to use your platform for good, and you do that flawlessly
Thank you for your kind comment. Wish you all the best.