Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Đặt hẹn tham vấn
Search
Close this search box.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
      • Dành cho cá nhân
      • Dành cho cặp đôi – gia đình
      • Dành cho doanh nghiệp
      • Dành cho học đường
      • Dự án cộng đồng
    • Khóa học
      • Tâm lý dự phòng
      • Tâm lý tích cực
      • Tiền hôn nhân – Gia đình
      • Khoá học miễn phí
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
Reading: Gia đình và “sự cô đơn”
Share
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thầnTâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Font ResizerAa
  • Khóa học
  • Tâm lý ứng dụng
  • Công sở
  • Gia đình
  • Giao tiếp
  • Mối quan hệ
  • Nghệ thuật sống vui
  • Học đường
  • Tâm lý đời sống
  • Kỹ năng sống
Tìm kiếm bài viết
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
    • Khóa học
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
  • Vietnamese
    • English
    • Vietnamese
Follow US
©2021 happymind.vn All rights reserved. Tâm lý HappyMind giữ bản quyền.
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần > Blog > Gia đình > Gia đình và “sự cô đơn”
Gia đìnhTâm lý đời sống

Gia đình và “sự cô đơn”

Phương Diễm By Phương Diễm Last updated: Tháng 7 14, 2024 9 Min Read
SHARE

Nguồn gốc của sự cô đơn thường bắt nguồn từ những căng thẳng mà con người phải đối diện hằng ngày. Một điểm đặc biệt nó có mối liên hệ với những người thân trong gia đình là cha mẹ con cái. Gia đình và sự cô đơn là mối liên kết hiện hữu rất thật. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Contents
1. Gia đình và sự cô đơn – mối liên hệ đã được đưa vào nghiên cứuTheo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ)Khám phá các yếu tố tâm lý xã hội của Lobdell và Perlman (1986)Gia đình và sự cô đơn diễn ra khác nhau ở các giai đoạn khác nhauTanya Koropeckyj-Cox (1998) và việc xem xét những người lớn tuổi có và không có con2. Gia đình và sự cô đơn – không chỉ dừng ở mối liên hệ3. Hiểu về mối liên hệ, tương quan giữa gia đình và sự cô đơn, chúng ta sẽ sống hạnh phúc hơn

1. Gia đình và sự cô đơn – mối liên hệ đã được đưa vào nghiên cứu

Theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ)

Theo dữ liệu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, những người không hài lòng với cuộc sống gia đình của họ có nhiều khả năng cảm thấy cô đơn. Hoặc họ cảm thấy bị cô lập. Trong một nghiên cứu được công bố, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, hơn 1/4 người Mỹ (28%) không hài lòng với gia đình của họ cảm thấy bị cô lập. Tình trạng cảm thấy bị cô lập có thể là “tất cả hoặc hầu hết thời gian”.

Cũng trong nghiên cứu này, so với 28% trên, chỉ 7% là gồm những người hài lòng với người thân của họ.

Người phụ nữ cô đơn - gia đình và sự cô đơn
Trong cuộc sống gia đình, người cảm thấy bị cô lập hoặc cảm thấy cô đơn chiếm tỉ lệ cao. Ảnh Pixabay

Khám phá các yếu tố tâm lý xã hội của Lobdell và Perlman (1986)

Để khám phá các yếu tố tâm lý xã hội có thể xảy ra, Lobdell và Perlman cũng đã cho các sinh viên đại học trong nghiên cứu của họ đánh giá các cuộc hôn nhân và cách nuôi dạy con cái của cha mẹ họ. Học sinh sẽ mô tả về cha mẹ của mình, thể hiện về sự xa cách thiếu kết nối giữa cha mẹ và con cái. những đứa trẻ nhận ra cha mẹ chúng cũng có một sự cô đơn, mức độ chưa hài lòng trong chính hôn nhân của mình.

Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn có nguy cơ cô đơn hơn. Đặc biệt là, khi chúng còn quá nhỏ để chứng kiến sự chia ly từ cha mẹ của mình. Điều này một phần làm trẻ cảm thấy cô đơn. Nó cũng có thể dẫn đến một số dấu hiệu tâm lý bất ổn ở trẻ như trầm cảm, stress, lo âu xã hội…

Gia đình và sự cô đơn diễn ra khác nhau ở các giai đoạn khác nhau

Ở một gia đoạn nhất định trong sự phát triển của con người như ở giai đoạn sơ sinh, trẻ em phụ thuộc nhiều vào cha mẹ và người chăm sóc của chúng. Khi họ già đi, các mối quan hệ đồng đẳng trở nên quan trọng hơn. Cùng với sự thay đổi này là sự thay đổi về loại mối quan hệ nào có liên hệ chặt chẽ nhất với sự cô đơn.

Trong những năm học trung học cơ sở, mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ sẽ dần mờ nhạt đi. Cuối tuổi vị thành niên, những đứa trẻ sẽ tập trung xây dựng các mối quan hệ bạn bè cùng tuổi nhiều hơn với cha mẹ của chúng. Sự xa cách giữa các thể hệ ngày càng được nhìn thấy rõ nét.

Lá xanh lá vàng - gia đình và sự cô đơn
Qua các giai đoạn, sự xa cách giữa các thế hệ ngày càng được nhìn thấy rõ nét. Ảnh Pixabay

Tanya Koropeckyj-Cox (1998) và việc xem xét những người lớn tuổi có và không có con

Tanya Koropeckyj-Cox (1998) đã xem xét những người lớn tuổi có và không có con. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, kết quả không cho thấy lợi thế rõ ràng của việc có con. Dòng nghiên cứu thứ hai đã xem xét liệu gia đình hoặc bạn bè có liên quan chặt chẽ hơn đến việc tránh cô đơn khi về già hay không.

Phân tích tổng hợp của Martin Pinquart và Silvia Sorensen (2001), một kỹ thuật kết hợp thống kê các kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, vai trò chính của bạn bè trái ngược với các thành viên trong gia đình. Nhất là, điều này thể hiện rõ trong việc giúp người cao niên thoát khỏi sự cô đơn.

2. Gia đình và sự cô đơn – không chỉ dừng ở mối liên hệ

Như vậy, gia đình và sự cô đơn thực sự không chỉ diễn ra một chiều. Nó cũng không diễn ra chỉ với riêng thành viên nào. Sự cô đơn có thể xảy đến với con cái trong mối quan hệ của họ với bố mẹ. Hoặc diễn ra trong mối quan hệ anh chị em với nhau. Cô đơn cũng có thể xảy đến với cha mẹ trong mối quan hệ với con cái. Và, nó cũng có thể diễn ra trong chính mối quan hệ của họ.

Mối tương quan gia đình và sự cô đơn khiến chúng ta hiểu rằng, bất cứ ai trong một gia đình, đều có thể rơi vào trạng thái cô đơn. Sự cô đơn đó có thể xảy ra ở một thời điểm hay giai đoạn bất kỳ.

Chàng trai cô đơn - gia đình và sự cô đơn
Sự cô đơn trong gia đình có thể xảy đến với bất kỳ ai trong bất kỳ thời điểm, giai đoạn nào. Ảnh Pixabay

3. Hiểu về mối liên hệ, tương quan giữa gia đình và sự cô đơn, chúng ta sẽ sống hạnh phúc hơn

Thực vậy, một khi hiểu được rằng, gia đình và sự cô đơn thực sự liên đới, chúng ta sẽ có cách điều chỉnh phù hợp. Cụ thể, để không cảm thấy cô đơn trong chính mối quan hệ gia đình, các thành viên nên thường xuyên đối thoại. Mọi người nên quan tâm đến nhau. Hãy cùng ăn tối, trò chuyện và trao đổi tâm tư của mình. Qua đó, mọi người sẽ nắm rõ hơn nhu cầu và nguyện vọng của nhau. Nhờ thế, sự gần gũi sẽ được vun đắp, cảm giác cô đơn sẽ bị đẩy lùi.

Gia đình có liên quan đến sự cô đơn mà con người dễ gặp phải. Tuy nhiên, trong chúng ta đều tồn tại một sức mạnh chữa lành những tổn thương. Sự chữa lành đó có thể góp phần xua tan sự cô đơn. Đồng thời, nó cũng chỉ lối cho chúng ta biết cách cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ đó, cuộc sống của chúng ta trở nên tích cực và lạc quan hơn.

HappyMind tổng hợp và lược dịch

Nguồn tham khảo chính

  1. Study finds problems with family is the leading source of loneliness, Amanda Tarlton, Fatherly.com
  2. Loneliness, Family.jrank.org
  3. Những điều bắt buộc phải biết về người cao tuổi, Moh.gov.vn
TAGGED:#Gia đình và “sự cô đơn”#Tâm lý gia đình#Tham vấn tâm lýTâm lý HappyMind
Chia sẽ bài viết
Facebook Twitter Copy Link Print
Bày tỏ cảm xúc của bạn
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Dead0
Wink0
Bài viết trước đó Sự cô đơn có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
Bài viết tiếp theo 8 điều về sự cô đơn có thể bạn chưa biết
Để lại bình luận

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết phổ biến nhất
Tâm lý ứng dụng
Khám phá bản thân qua các trắc nghiệm tính cách tâm lý
Tháng 4 9, 2025
Công sở
Các cách giảm căng thẳng lo âu hiệu quả bạn nên biết
Tháng 4 9, 2025
Tâm lý đời sống
Dấu hiệu trầm cảm gồm những gì, làm sao để phát hiện?
Tháng 4 9, 2025
Gia đìnhTâm lý đời sống
Gia đình và “sự cô đơn”
Tháng 7 14, 2024
Nghệ thuật sống vui
Tha thứ có dễ không?
Tháng 6 11, 2024

Bài Viết liên quan

Gia đình

Sự chân thành trong mối quan hệ quan trọng như thế nào?

15 Min Read
Giao tiếpTâm lý đời sống

Cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ có suy nghĩ tích cực hơn

13 Min Read
Học đường

7 cách tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, bạn đã thử chưa?

15 Min Read
Gia đình

Mối quan hệ toxic – vấn đề tiêu cực cần được nhìn nhận đúng đắn

11 Min Read

Theo dõi chúng tôi

Facebook Twitter Linkedin Youtube

Hotline

+84-839 027720

Email

info@happymind.vn

Địa chỉ

3 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

HappyMind

Vì lợi ích sức khỏe tinh thần 

          và hạnh phúc của bạn

MST: 0316973365

Giới thiệu

  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn
  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn

Dịch vụ

  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý
  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý

Thời gian làm việc

8:30 – 15:30 từ thứ 2 – thứ 6

Nhận đặt hẹn và phản hồi trong thời gian làm việc.

© 2021-2025 HappyMind.vn. All rights reserved.

Loading...
Chào bạn

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Register Lost your password?

Thêm/sửa đường dẫn

Nhập địa chỉ đích

Hoặc liên kết đến nội dung đã tồn tại

    Thiếu từ khóa tìm kiếm. Hiển thị các bài viết mới nhất. Tìm hoặc sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn một mục.