Chữa lành đứa trẻ bên trong là một chủ đề rất thú vị để tìm hiểu. Có thể nói, thực tế ai trong chúng ta cũng đều từng bị tổn thương. Đó có thể là sự tổn thương từ lạm dụng thể chất, tâm lý. Hay tổn thương bắt nguồn từ việc sinh sống và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Những điều này vô tình đã khiến cho đứa trẻ bên trong bạn có trong mình những “vết cắt”. Mỗi khi vô tình được gợi lại, những “vết cắt” này lại rỉ máu. Nó làm bạn đau đớn bất cứ khi nào trong quá trình trưởng thành nếu không được nâng đỡ và chữa lành đúng cách.
Khi ta có thể kết nối với đứa trẻ bên trong mình và lắng nghe nó, sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đang rất tò mò, đứa trẻ bên trong là ai có đúng không? HappyMind sẽ cùng bạn khám phá ngay nhé!
1. Chữa lành đứa trẻ bên trong – trước hết cần biết đứa trẻ bên trong là ai, là gì?
Trước khi tìm hiểu việc chữa lành đứa trẻ bên trong, chúng ta cần biết rõ đứa trẻ bên trong là ai hay là gì. Đứa trẻ bên trong thực ra chính là đứa trẻ nội tâm, bản chất thật. Nó chính là sự chân thực, tinh khôi của mỗi người. Đây cũng là phần chứa đựng sự vui tươi tràn đầy sức sống. Cùng với đó là khả năng sáng tạo, sự bình an của nội tại bên trong tiềm thức, sâu thẳm nơi tâm hồn chúng ta.
2. Hiểu và chấp nhận vết thương đã có để dễ dàng chữa lành đứa trẻ bên trong
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng trải qua một tuổi thơ mà ở đó có tiếng cười hạnh phúc khi lần đầu được điểm cao. Hay là những nụ cười hồn nhiên khi vào lớp một. Và cả những lần tổn thương, đau buồn và cô đơn nữa. Sự “tổn thương” này có thể bắt nguồn từ việc lạm dụng tình cảm, không thừa nhận, công nhận. Hay nó bắt nguồn từ việc bị chỉ trích, trừng phạt, bắt nạt thường xuyên gây nên.
Có thực sự là “không sao” và “rồi nó sẽ lành lại” như lời người lớn nói khi thổi phù vào các vết thương ngoài da của đứa trẻ? Hay chúng vẫn sẽ ở đó? Chỉ khác ở chỗ là nó được che giấu một cách “tinh vi” hơn?
Hành trình dẫn đến sự hiện hữu của những tổn thương
Nếu một đứa trẻ được cho là bản thân chúng không đủ tốt về một hoặc nhiều mặt nào đó thì khi trưởng thành, chúng cũng sẽ sống với một quan niệm sai lầm rằng, bản thân mình “vô dụng”. Bản thân trẻ cảm thấy “không xứng đáng” cho đến khi hạt giống của tình yêu dành cho bản thân chúng được gieo xuống.
Ví dụ, một đứa trẻ từng sống trong một gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn chẳng hạn. Hằng ngày, chúng đều phải nhìn thấy bố mẹ mình vật lộn để kiếm sống. Đến khi trưởng thành, sự tổn thương tài chính này sẽ khiến chúng có thói quen mua sắm bốc đồng. Điều này như một cách thu hẹp sự lo lắng trong chính bản thân nó. Và rồi, chúng cảm thấy hối hận ngay sau đó. Hoặc có thể, chúng cũng sẽ lao vào kiếm tiền mà không màng đến sức khỏe.
Sẽ thế nào khi một đứa trẻ bị tổn thương?
Nghĩa là khi đứa trẻ bên trong của mỗi người bị tổn thương, nó sẽ cảm thấy xấu hổ. Nó muốn che đậy những cảm xúc của mình để sống sót. Từ đó hình thành những dồn nén trong cảm xúc. Xuất hiện sự che giấu suy nghĩ, sở thích, chính kiến riêng. Và rồi, trẻ có những hành vi chưa phù hợp vì có lòng tự trọng thấp.
3. Bắt sóng tín hiệu “ét ô ét” của đứa trẻ bên trong bị tổn thương
3.1. Ranh giới là để “phá vỡ”?
Chúng ta không thể không ăn trong khoảng 20 ngày. Chúng ta cũng không thể không ngủ trong 15 ngày. Đúng vậy, bất cứ điều gì cũng có giới hạn của riêng nó. Bản thân bạn cũng vậy. Do đó, việc có cho mình những ranh giới nhất định là để bảo vệ và tôn trọng chính bản thân. Thế nhưng, khi đứa trẻ bên trong bị thương, nó sẽ khiến cho bạn không còn đủ tự tin. Bạn cũng không đủ quyết đoán để đặt ra những ranh giới rõ ràng.
Bạn cảm thấy, việc để người khác đi quá giới hạn với bản thân mình thoải mái hơn việc làm phiền lòng người khác. Bạn gặp khó khăn khi phải lên tiếng vì chính mình và nói lời từ chối với người khác.
3.2. Tự phê bình một cách gay gắt
Bạn liên tục nghi ngờ vào bản thân. Bạn tự cảm thấy bản thân mình “không đủ tốt”, “vô dụng”, “không xứng đáng”, tồi tệ? Và khi gặt hái được thành quả nào đó, thay vì tận hưởng thì bạn lại suy nghĩ xem mình có thể làm gì để đạt kết quả tốt hơn không?
“Bản thân tôi không quan trọng bằng người khác”
Khi còn nhỏ, chúng ta đã từng được gia đình và nhà trường giáo dục rằng, trong một số tình huống, cần phải ưu tiên lợi ích và hạnh phúc của người khác lên trên mình. Như thế chúng ta mới có thể chung sống một cách hòa hợp. Có thể thấy đây là một dạng thích nghi với môi trường sống. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải làm hài lòng tất cả mọi người. Hoặc bạn phải lờ đi các nhu cầu của bản thân.
Và khi một đứa trẻ bị tổn thương do việc này xảy ra quá thường xuyên, sẽ khiến chúng cảm thấy khó khăn trong việc thể hiện những giá trị của bản thân một cách tự do, thoải mái. Hơn thế nữa, nó sẽ có nguy cơ dần đánh mất đi cá tính. Tiếng nói của chính mình cũng bị đánh mất trong một tập thể.
Lo lắng thái quá và khó kiểm soát cơn giận
Trước khi đối mặt với bất kỳ loại tình huống mới nào thì bạn luôn phải trải qua sự lo lắng tột độ. Cho dù thực tế nó không thực sự khó khăn đến vậy. Bên cạnh đó, việc thường xuyên bị mất bình tĩnh và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận hay sự tức giận của mình cũng là một dấu hiệu. Điều này dự báo rằng, trong quá khứ có thể một nhu cầu nào đó của bạn không được đáp ứng. Hoặc bạn đã phải thường xuyên kìm nén cảm xúc. Chúng có thể đơn giản là việc bạn bắt phải nhường món đồ chơi yêu thích của mình cho người khác. Hoặc ai đó đã làm sai rồi đổ lỗi cho bạn. Và sau tất cả mọi chuyện, đã không ai giúp bạn tìm lại công bằng cho bản thân.
“Thật khó tin!”
Điều này có thể bắt nguồn từ những điều đơn giản như việc bố mẹ hứa mua cho bạn món đồ chơi mà bạn yêu thích. Nhưng họ đã luôn thất hứa và để bạn phải thất vọng hết lần này đến lần khác. Kể từ đó, bạn đã xây dựng cho mình một rào cản về lòng tin như một cơ chế. Cơ chế này nhằm để bảo vệ bạn khỏi những cảm giác lo lắng và đau khổ mà bạn từng trải qua ở quá khứ. Những vấn đề này thường xuất phát từ đứa trẻ bị tổn thương bên trong. Vì, chúng đã sớm hình thành suy nghĩ rằng luôn có ai đó sẽ lừa dối mình.
Nhưng có một sự thật bạn nên biết rằng, không phải ai cũng ngược đãi và đối xử tồi tệ với bạn. Niềm tin rằng mọi người sẽ làm tổn thương bạn chỉ đẩy bạn ra xa khỏi những người thật sự yêu thương mình.
4. Chữa lành đứa trẻ bên trong như thế nào?
4.1. Thừa nhận sự tồn tại của đứa trẻ bên trong bạn – bước đầu tiên để tiến hành chữa lành đứa trẻ bên trong
Nhiệm vụ đầu tiên cần làm khi bắt đầu chữa lành đứa trẻ bên trong chúng ta
Nhiệm vụ đầu tiên của bạn trong việc chữa lành đứa trẻ bên trong là cam kết hiểu biết về đứa trẻ bên trong của bạn. Hãy bắt đầu bằng việc chấp nhận sự tồn tại của nó. Và, hãy chắc chắn bạn là một cá nhân tự do. Bạn có thể phủ nhận rằng bạn không có một đứa trẻ bên trong. Nhưng nếu bạn từ chối nghĩ về việc này, hãy chuẩn bị để có một thời gian khó khăn trong việc thay đổi cảm xúc và hành vi của bạn.
Thừa nhận đứa trẻ bên trong
Quá trình thừa nhận đứa trẻ bên trong hầu hết chỉ liên quan đến việc nhận ra. Cũng như bạn cần chấp nhận những điều đã khiến bạn đau đớn trong thời thơ ấu. Đưa những nỗi đau này ra ánh sáng có thể giúp bạn bắt đầu hiểu về những ảnh hưởng của chúng. Hãy làm việc với đứa trẻ bên trong. Đây là một cách tuyệt vời để chữa lành đứa trẻ đó và cuối cùng thay đổi cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và cư xử.
4.2. Hiểu những gì đã xảy ra với đứa trẻ bên trong của bạn – cách để giúp chữa lành đứa trẻ bên trong thực sự có kết quả
Với những nỗi đau thời thơ ấu
Đối với một số người, nỗi đau thời thơ ấu đến từ các nguồn dễ nhận biết. Ví dụ, nếu bạn biết bạn bị lạm dụng thể chất khi còn nhỏ, tình huống đó có thể gây ra nhiều vấn đề về cảm xúc của bạn khi trưởng thành. Nhưng một số người khác cảm thấy khó khăn hơn để xác định nguồn gốc của sự đau khổ. Và, họ biết nó tồn tại. Bởi vì họ phải đấu tranh với những cảm xúc tiêu cực như tức giận một cách thường xuyên, mà không thể lý giải được nguyên nhân từ đâu.
Tự thấu hiểu nỗi đau từng có để giúp chữa lành đứa trẻ bên trong có hiệu quả
Cả hai trường hợp như trên đều cần phải hiểu những gì đã làm tổn thương bạn khi còn là một đứa trẻ. Nhất là khi bạn thực sự muốn chữa lành vết thương bên trong. Lắng nghe những cảm xúc đang xâm nhập sau khi mở ra cánh cửa kết nối.
Hãy bắt đầu hành trình thấu hiểu đứa trẻ bên trong bạn. Để làm được điều đó, bạn hãy thử một số cách như trò chuyện với đứa trẻ trong gương. Hay viết nhật ký để ghi lại cảm xúc và suy nghĩ của bạn về những gì đã xảy ra trong khứ. Cũng như hãy viết ra những mong muốn của bạn trong tương lai. Hoặc, bạn viết một lá thư khích lệ, động viên bản thân. Điều này nhằm để tiếp thêm sức mạnh cho đứa trẻ bên trong bạn.
Hãy thử suy ngẫm xem có điều gì bạn muốn nhắn gửi với đứa trẻ ấy không? Và, giờ sẽ là cơ hội để bạn làm điều đó.
4.3. Xây dựng lòng trắc ẩn cho đứa trẻ bên trong của bạn
Xây dựng lòng trắc ẩn bắt đầu từ đâu?
Bất kể nguyên nhân nào gây ra nỗi đau thời thơ ấu, đứa trẻ bên trong của bạn vẫn cảm thấy những ảnh hưởng tiêu cực. Nhu cầu của bạn đã không được đáp ứng trong quá khứ. Có lẽ ai đó quan trọng trong cuộc đời bạn đã không thể hiện lòng trắc ẩn đối với bạn. Ai đó đã không cho bạn tình yêu và sự nuôi dưỡng khi bạn cần. Hay, người nào đó đã gây đau đớn trực tiếp cho bạn. Vì thời gian đó đã qua từ lâu và bây giờ bạn đã trưởng thành. Nên, hãy thử cho đứa trẻ của mình thấy lòng trắc ẩn mà bạn cần khi còn nhỏ.
Thực hiện điều chỉnh lòng trắc ẩn như thế nào?
Một cách để điều chỉnh lòng trắc ẩn đối với đứa trẻ nhỏ bé, sợ hãi đó là tưởng tượng cảnh tượng của sự kiện. Hoặc tưởng tượng tình huống đau đớn từ quan điểm của đứa trẻ bên trong. Sau đó, cung cấp cho đứa trẻ bên trong của bạn sự hỗ trợ cần thiết trong quá khứ. Đây cũng là điều cần thực hiện để việc chữa lành đứa trẻ bên trong diễn ra thuận lợi hơn.
Hãy nhờ đến các nhà trị liệu khi cần thiết
Chữa lành đứa trẻ bên trong đôi lúc cần đến sự hỗ trợ của các nhà trị liệu. Họ sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình trên bằng cách làm mẫu về lòng trắc ẩn. Điều này giúp bạn dễ dàng hình dung ra và làm điều tương tự cho đứa trẻ bên trong của mình. Họ có thể gợi mở bạn các kỹ thuật trong quy trình xây dựng lòng trắc ẩn. Như thế sẽ giúp tránh gây đau đớn cho đứa trẻ bên trong bạn. Sự hướng dẫn và hỗ trợ của họ có thể là vô giá khi bạn cố gắng trở thành một người trưởng thành, khỏe mạnh và hạnh phúc.
4.4. Chơi như bạn đã làm khi còn là một đứa trẻ – cách chữa lành đứa trẻ bên trong một cách thật hữu hiệu
Nếu tuổi thơ của bạn từng thiếu vắng những ký ức tươi đẹp, việc trở lại để vui chơi như đứa trẻ ngày nào sẽ phần nào bù đắp. Cũng như nó giúp chữa lành vết thương của đứa trẻ bên trong bạn.
Trở lại ký ức tuổi thơ như thế nào?
Hãy thử quay lại thời thơ ấu và tận hưởng những niềm vui nho nhỏ từ các trò chơi như vẽ tranh, tô màu. Bạn cũng có thể thực hiện một số hoạt động giải trí mà bạn yêu thích khi còn nhỏ. Tiếp cận các trò chơi và hoạt động này với mong muốn rằng, chúng sẽ giúp bạn kết nối lại với niềm vui thời thơ ấu mà bạn đã từng có.
Trong suốt quá trình chữa lành đứa trẻ bên trong của bạn, hãy thường xuyên trở lại và chơi như một đứa trẻ. Bạn có thể sẽ thấy rằng, những cảm xúc tích cực như hạnh phúc trở lại với bạn ngày càng nhiều. Và chúng giúp bạn kết nối với đứa trẻ bên trong của mình một cách rõ ràng hơn.
4.5. Nuôi dạy đứa trẻ bên trong của bạn
Tại sao bạn cần nuôi dạy đứa trẻ bên trong bản thân?
Một đứa trẻ không chỉ cần được yêu thương, bảo vệ và đáp ứng những nhu cầu của chúng. Chúng còn cần được dạy cách sống thành công trên thế giới này. Tại một số thời điểm, ai đó đã thất bại trong việc dạy bạn cách nuôi dưỡng và chăm sóc bản thân. Chính vì thế, nuôi dạy lại đứa trẻ bên trong chúng ta thực sự cần thiết như thế.
Hiệu quả và lợi ích của việc nuôi dạy đứa trẻ bên trong chúng ta
Bây giờ, ngay cả khi thành công trong việc quản lý nhiều khía cạnh của cuộc sống, bạn vẫn cần phải tìm ra những lỗ hổng trong việc nuôi dạy đứa trẻ bên trong. Nhất là khi nó đang gây rắc rối cho bạn ở thời điểm hiện tại. Từ đó, bạn có thể đấu tranh để điều chỉnh cảm xúc của mình. Bạn có thể thay đổi cách cư xử không phù hợp. Bạn có thể loại bỏ dần hành vi tự hủy hoại. Thực hiện được như thế, chắc chắn bạn điều chỉnh được rất nhiều thứ ở hiện tại. Nhờ vậy, việc chữa lành đứa trẻ bên trong ngày càng hiệu quả. Qua đó, bạn sẽ hạnh phúc hơn trong tương lai.
BBT HappyMind tổng hợp
Bây giờ là lúc bạn phải bắt đầu tập yêu thương chính mình và chăm chút cho bản thân nhiều hơn. Nếu bạn gặp khó khăn ngay cả trong việc tự yêu chính bản thân, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp. HappyMind sẽ luôn sẵn lòng đồng hành với bạn!
📩 Email: info@happymind.vn
☎ Phone: +84-839 027720
Tham khảo
- What is inner child work & how can therapy help? Betterhelp.com
- Regconizing & healing the inner child, Inspirethwmind.org https://www.inspirethemind.org/blog/recognizing-and-healing-the-inner-child