Nói đến phép lịch, chúng ta đều biết cơ bản và luôn nghe đề cập đến trong các mối quan hệ, giao tiếp, tương tác xã hội. Cũng như nhiều khái niệm và vấn đề khác, phép lịch sự trong giao tiếp đặc biệt có rất nhiều điều để bàn luận. Trong bài viết sau, chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé.
1. Phép lịch sự trong giao tiếp là gì?
Lịch sự là một phần của cuộc sống. Lịch sự luôn tồn tại trong xã hội loài người qua các thời kỳ. Cách cư xử lịch sự vừa phản ảnh mức độ gần gũi của chúng ta với người và chúng ta giao tiếp, vừa duy trì cảm giác gần gũi hoặc xa cách. Vậy phép lịch sự cụ thể là gì?
1.1. Phép lịch sự theo định nghĩa
Khái niệm theo các từ điển diễn giải, lịch sự là “hành vi tôn trọng và quan tâm đến người khác”. Lịch sự là một hiện tượng liên quan đến văn hóa. Do đó, mỗi một nền văn hóa, hiện tượng này là không giống nhau. Hay nói cách khác, lịch sự trong mỗi nền văn hóa có thể khác biệt.
Trong giao tiếp, lịch sự được thể hiện bằng việc sử dụng các công thức nhất định. Các công thức có thể không giống nhau ở các nền văn hóa như đã đề cập. Lịch sự được xem như một quy tắc. Quy tắc này có được không phải tự nhiên, mà là qua giáo dục chính quy và không chính thức.
Hình: Lịch sự trong nền văn hóa có thể khác biệt. Ảnh Pixabay
1.2. Lý thuyết về phép lịch sự
Liên quan đến các lý thuyết về phép lịch sự, có những quan điểm khác nhau về ý nghĩa và khái niệm. Chẳng hạn, theo lý thuyết tương tác biểu tượng của Goffman (1959), khoảng cách xã hội là đặc điểm cơ bản của vai trò xã hội, và sự lịch sự đóng vai trò điều chỉnh khoảng cách xã hội. Còn theo P. Brown & Levinson, 1987, lịch sự vừa có ý nghĩa biểu thị vừa tạo ra khoảng cách xã hội.
Lại có một số lý thuyết khác và những chứng minh đề cập, lịch sự liên quan đến hiểu biết, khoảng cách không gian, thời gian và các khía cạnh khác nhau của khoảng cách tâm lý.
Có thể nói rằng, lịch sự không hẳn là một khái niệm đơn giản. Đây là một chủ đề rất phức tạp nhưng nó cũng chứa đựng nhiều góc cạnh thú vị để chúng ta hiểu hơn tại sao trong cuộc sống, giá trị của lịch sự và hành vi này lại được quan tâm lẫn đề cao đến vậy.
1.3. Tại sao chúng ta phải lịch sự
Như định nghĩa hay khái niệm đã nói đến ở trên, lịch sự là điểm quan trọng trong tương tác hay các mối quan hệ xã hội. Lịch sự cũng giúp xác định vị trí của các cá nhân trong mối quan hệ xã hội với nhau. Khi lịch sự, tức là chúng ta gửi tín hiệu đến người đối thoại về sự nhìn nhận của ta đối với họ. Đồng thời, đây cũng là sự thể hiện bản thân, phản ánh thái độ, hiểu biết và cách cư xử của ta đối với họ và ngược lại.
Hình: Lịch sự cũng giúp xác định vị trí của các cá nhân trong mối quan hệ xã hội với nhau. Ảnh Pixabay
2. Phép lịch sự trong giao tiếp
Như bạn cũng thấy, cuộc sống của con người ngày nay luôn gặp rất nhiều vấn đề trong giao tiếp. Các vấn đề bao gồm cả sự lịch sự. Và, nói về giao tiếp, lịch sự là một trong các trọng điểm được nhắc đến rất nhiều. Thực chất, từ xưa, trong giao tiếp của con người cũng đã luôn tồn tại nhiều vấn đề, bao gồm cả ứng xử nói chung và ứng xử lịch sự nói riêng. Điều này vẫn tiếp diễn trong cuộc sống hiện tại và có thể nó vẫn diễn ra trong tương lai.
Một cách rõ ràng, trong giao tiếp, phép lịch sự có một mối liên đới nhất định và khá khăng khít. Vậy vai trò cụ thể của phép lịch sự trong giao tiếp là như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ngay sau đây nhé.
3. Phép lịch sự trong giao tiếp và lợi ích
Lịch sự trong giao tiếp mang lại nhiều lợi ích. Các lợi ích điển hình có thể thấy như:
– Người khác bị ấn tượng bởi cách bạn cư xử.
– Những khác biệt trong giao tiếp có thể được giải quyết thuận lợi hoặc dễ dàng hơn.
– Mọi người thân thiện với bạn hơn.
– Trở nên đáng yêu hơn, hấp dẫn hơn.
– Ít nảy sinh thù hằn hoặc dễ biến kẻ thù thành bạn hơn.
– Lịch sự có thể khiến những tình huống khó khăn, hay khó chịu trong giao tiếp được xoay chuyển hoặc huyển hướng tích cực hơn.
– Lịch sự trong giao tiếp khiến thông điệp của bạn gửi đến người nhận được thuận lợi hơn. Và, theo đó, bạn cũng được phản hồi một cách lịch sự dễ chịu.
– Trong giao tiếp kinh doanh, lịch sự là chìa khóa quan trọng góp phần dẫn đến nhiều thành công.
Hình: Trong giao tiếp kinh doanh, lịch sự góp phần nhất định vào sự thành công. Ảnh Pixabay
4. Bí quyết cư xử lịch sử trong giao tiếp
Chúng ta cũng đã nói đến việc, không ai sinh ra là đã lịch sự. Lịch sự không tự nhiên có mà qua giáo dục chính quy và không chính thức. Chúng ta cũng cần ghi nhớ, lịch sự liên quan đến văn hóa. Do đó, giao tiếp lịch sự ở mỗi nền văn hóa là không giống nhau. Có các bí quyết giúp bạn cư xử lịch sự trong giao tiếp mà bạn có thể tham khảo thực hiện như sau:
4.1. Tránh làm gián đoạn khi người giao tiếp với bạn đang nói
Hãy luôn lắng nghe và nhẫn nại cho đến khi người giao tiếp với bạn nói xong ý. Trong trường hợp bắt buộc phải ngắt lời, bạn hãy mở lời bằng những cụm từ nhã nhặn, nhẹ nhàng như “Xin lỗi, tôi hiểu ý bạn/ anh/ chị, nhưng thời gian của bạn/ anh/ chị rất quý giá, chúng ta có thể tập trung vào điểm chính không?”
4.2. Chú ý các tín hiệu phi ngôn ngữ
Có thái độ nhã nhặn, hưởng ứng, chú ý và tránh căng thẳng. Thái độ biểu hiện nét mặt cử chỉ được xem như tín hiệu phi ngôn ngữ. Lắng nghe tích cực, chú ý, đôi khi mỉm cười, thỉnh thoảng gật đầu tán thành,…là những phản ứng lịch sự khiến người giao tiếp với bạn cảm thấy rất dễ chịu.
4.3. Sử dụng email và thư từ viết tay trong một số trường hợp cần thiết
Điều này thực sự rất hữu ích trong việc bạn tỏ ra là người lịch sự. Viết email hay thư tay thể hiện thái độ/ phép lịch sự hơn so với việc gửi tin nhắn thoại. Vì, tin nhắn thoại có vẻ khá hời hợt khi thường chỉ có chỉ vài chữ hay vài dòng ngắn ngủi.
Hình: Viết email trong nhiều trường hợp lịch sự hơn gửi tin nhắn thoại. Ảnh Pixabay
4.4. Quan sát, suy ngẫm và cân nhắc
Hãy thực hiện như vậy trước khi nói ra, đáp lại hoặc lên tiếng. Điều này rất cần, nó góp phần làm cho việc giao tiếp gặt hái những tích cực, và kết quả thành công.
4.5. Để ý môi trường xung quanh trước và trong khi giao tiếp
Tránh tiếng ồn hay tạo ra tiếng ồn khi giao tiếp. Vì những tiếng ồn có thể làm gián đoạn hoặc giảm thiện cảm, lẫn cảm xúc tốt đẹp khi giao tiếp.
4.6. Luôn hỏi trước khi bạn muốn bắt đầu một cuộc trò chuyện
Luôn hỏi trước người mà bạn muốn giao tiếp về việc có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện hay không. Điều này chính là rất tôn trọng họ.
Bạn thấy đấy, phép lịch sự trong giao tiếp là rất cần thiết mà mỗi chúng ta đều phải chú ý thực hiện. Điều này không chỉ mang lại kết quả tốt đẹp hay sự thành công trong giao tiếp, thể hiện bản thân và còn tạo ra nhiều lợi ích khác nữa. Hãy cùng chú ý và phát huy sự lịch sự trong các tương tác xã hội để tạo ấn tượng lẫn có cơ hội xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người bạn nhé.
BBT HappyMind tổng hợp
Nguồn tham khảo:
- Politeness, WikipediA
- Elena Stephan, Nira Liberman, Yaacov Trope; Politeness and Psychological Distance: A Construal Level Perspective; National Library of Medicine (NUH)
- Amitabh Shukla; What is Politeness?; Paggu.com
- Nicolas Messner; Politeness: It’s the Respect of Others; International Judo Federation (IJF, Ijf.org)
- Sean Dowdall, Politeness Improves Communication, Landis Communications Inc.