Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD) là hậu quả lâu dài của các sự kiện đau thương gây ra nỗi sợ hãi, bất lực. Hoặc nó là hậu quả của các sự kiện kinh hoàng, như tấn công tình dục hoặc thể xác. Hay các sự kiện như cái chết bất ngờ của người thân, tai nạn, chiến tranh hoặc thảm họa tự nhiên. Gia đình của các nạn nhân cũng có thể phát triển PTSD. Nhân viên cấp cứu và nhân viên cứu hộ cũng có thể phát triển rối loạn này.
1. Về tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD)
Hầu hết những người trải qua một sự kiện sang chấn sẽ có những phản ứng có thể như sốc tức giận, căng thẳng, sợ hãi, thậm chí là cảm giác tội lỗi. Những phản ứng này là phổ biến. Đối với hầu hết mọi người, chúng biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, đối với người bị PTSD, những cảm giác này vẫn tiếp tục. Và thậm chí, chúng sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.
Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương được chẩn đoán khi có các triệu chứng kéo dài một tháng. Và, họ không thể thực hiện các hoạt động bình thường như trước khi sự kiện xảy ra.
2. PTSD và những con số
Theo WHO
WHO ước tính rằng, trong các tình huống xung đột vũ trang trên toàn thế giới, 10% số người trải qua các sự kiện đau thương sẽ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Và, 10% khác sẽ phát triển hành vi cản trở khả năng hoạt động hiệu quả nhất. Các tình trạng gặp phải có thể kể đến như trầm cảm, lo lắng. Cũng như, có thể xuất hiện các vấn đề tâm thần như mất ngủ, đau lưng và đau bụng.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ sinh học Hoa Kỳ
Một thống kê của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ đã đưa ra kết luận rằng, phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật là những đối tượng mắc phải vấn đề về tâm lý với tỉ lệ cao. Ngoài ra những người từng bị tổn thương thể chất do chiến tranh sẽ mắc phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn. Những vấn đề thường gặp là: trầm cảm, rối loạn lo âu. Bên cạnh đó là những cảm giác tiêu cực, đau khổ, chán nản, buồn bã,…
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý và các tên gọi
Tình trạng dễ gặp phải khi trải qua những mất mát trong chiến tranh đó là Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic stress disorder – PTSD). Nó từng được gọi với cái tên là “Sốc vỏ đạn” (shell shock). Hoặc, nó cũng được gọi là “Hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh” (Battle fatigue syndrome). Tên gọi này là do PTSD thường gặp ở rất nhiều trong cựu quân nhân sau thế chiến tranh. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể phát triển sau khi một người đã từng trải qua sự kiện sang chấn nghiêm trọng. Hoặc, người đó đã chứng kiến một sự kiện kinh hoàng. Trong đó, tổn thương thể chất nghiêm trọng xảy ra hoặc bị đe dọa tính mạng.
3. Làm thế nào để phát hiện tình trạng rối loạn căng thẳng
Nếu không tìm thấy bệnh lý thực thể, bệnh nhân có thể được giới thiệu đến bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học. Hoặc bệnh nhân được giới thiệu đến chuyên gia sức khỏe tâm thần khác. Hay bệnh nhân được giới thiệu đến người được đào tạo đặc biệt để chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần.
Bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học sử dụng các công cụ đánh giá được thiết kế đặc biệt. Điều này giúp đánh giá một bệnh nhân có sự hiện diện của PTSD hoặc các tình trạng tâm thần khác..
4. PTSD điều trị như thế nào?
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý được điều trị bằng thuốc hoặc trị liệu tâm lý. Cách điều trị nhằm mục đích hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình về những rối loạn tâm lý. Tất cả các cách này nhằm giúp người đó vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến sự kiện đau thương.
Một số các phương pháp trị liệu tâm lý được sử dụng để điều trị cho những người bị PTSD, bao gồm:
Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy)
Người mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý sẽ học cách thay đổi suy nghĩ. Điều này nhằm hướng đến những cảm xúc, hành vi mới tích cực hơn.
Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic therapy)
Đây là liệu pháp tập trung vào việc giúp người mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý nhận ra các giá trị của bản nhân. Cũng như giúp họ nhân ra các xung đột cảm xúc bên trong do sự kiện sang chấn gây ra.
Điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý bằng Liệu pháp gia đình (family therapy)
Liệu pháp này có thể rất hữu ích. Vì hành vi của người bị PTSD có thể ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.
Chia sẻ ngắn trên vừa cho chúng ta thấy một phần nhỏ liên quan đến rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý. Rối loạn này có ảnh hưởng ở nhiều mức độ đến cuộc sống và tương lai của một người. Việc hiểu về rối loạn căng thẳng này sẽ giúp ích rất nhiều để tất cả chúng ta cùng tiến đến một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc hơn.
Mọi cuộc chiến tranh đều mang lại đau thương cho con người. Cho dù chiến tranh có qua đi thì vẫn sẽ còn những hệ lụy về thể xác lẫn tinh thần, đối với những người chứng kiến và trải qua nó.
BBT HappyMind tổng hợp
Tham khảo
- https://www.mei.edu/publications/impact-war-people-middle-east
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1472271/