Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Đặt hẹn tham vấn
Search
Close this search box.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
      • Dành cho cá nhân
      • Dành cho cặp đôi – gia đình
      • Dành cho doanh nghiệp
      • Dành cho học đường
      • Dự án cộng đồng
    • Khóa học
      • Tâm lý dự phòng
      • Tâm lý tích cực
      • Tiền hôn nhân – Gia đình
      • Khoá học miễn phí
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
Reading: 7 cách giảm căng thẳng hiệu quả ai cũng có thể áp dụng
Share
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thầnTâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Font ResizerAa
  • Khóa học
  • Tâm lý ứng dụng
  • Công sở
  • Gia đình
  • Giao tiếp
  • Mối quan hệ
  • Nghệ thuật sống vui
  • Học đường
  • Tâm lý đời sống
  • Kỹ năng sống
Tìm kiếm bài viết
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
    • Khóa học
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
  • Vietnamese
    • English
    • Vietnamese
Follow US
©2021 happymind.vn All rights reserved. Tâm lý HappyMind giữ bản quyền.
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần > Blog > Kỹ năng sống > 7 cách giảm căng thẳng hiệu quả ai cũng có thể áp dụng
Kỹ năng sống

7 cách giảm căng thẳng hiệu quả ai cũng có thể áp dụng

Phương Diễm By Phương Diễm Last updated: Tháng 4 9, 2025 12 Min Read
SHARE

Contents
1. Vì sao chúng ta cần tìm cách giảm căng thẳng2. Cách giảm căng thẳng mà ai cũng có thể thực hiện2.1. Vận động là cách giảm căng thẳng hiệu quả2.2. Chăm sóc bản thân2.3. Thực hành thiền định hoặc tập yoga2.4. Học cách quản lý thời gian và công việc của mình một cách hợp lý2.5. Kết nối với người khác2.6. Viết ra những suy nghĩ của bạn2.7. Chọn lọc khi theo dõi và tiếp nhận tin tức

Căng thẳng là một phần của cuộc sống mà bất cứ ai cũng đều phải đối mặt. Trạng thái này có thể phát sinh từ nhiều vấn đề xảy ra xung quanh mỗi người. Vấn đề phát sinh có thể là từ quan hệ gia đình, con cái đến công việc, tài chính, điều kiện sống và nhiều thứ khác. Thông thường, mọi người có cách giảm căng thẳng của riêng mình. Tuy nhiên, không phải cách nào trong số đó cũng theo hướng tích cực. Chúng ta hãy cùng xem một số cách giảm căng thẳng tích cực rất đáng tham khảo sau đây. Bất cứ ai cũng có thể áp dụng và thực hiện dễ thành công.

1. Vì sao chúng ta cần tìm cách giảm căng thẳng

Căng thẳng là trạng thái lo lắng, là phản ứng tự nhiên của con người. Nó thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và đe dọa xảy ra trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua cảm giác này ở những mức độ khác nhau. Do đó, mỗi người chúng ta sẽ có phản ứng khác nhau khi đối mặt với nó. Cách phản ứng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mỗi người, nghĩa là cả mặt thể chất và tinh thần.

Nếu không xử lý nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, hoặc không hành động gì sẽ khiến trạng thái của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hoặc, nếu bạn thực hiện những việc không lành mạnh để đối phó với tình trạng này, ví dụ như hút thuốc, uống rượu…thì có thể thấy rõ, chắc chắn mọi thứ sẽ không được cải thiện mà sức khỏe còn bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy, việc tìm cách giảm căng thẳng là việc rất cần làm. Điều này giúp chúng ta quản lý trạng thái căng thẳng, cũng như kiểm soát được tình huống của mình tốt hơn.

Tìm cách giảm căng thẳng luôn cần thiết vì điều này giúp chúng ta kiểm soát được nhiều tình huống khó khăn của mình tốt hơn. Ảnh Pixabay

2. Cách giảm căng thẳng mà ai cũng có thể thực hiện

Có những cách giảm căng thẳng đơn giản và dễ thực hiện. Bất cứ ai cũng có thể áp dụng hiệu quả các cách này, đó là:

2.1. Vận động là cách giảm căng thẳng hiệu quả

Hầu hết mọi hình thức hoạt động thể chất đều có tác dụng giảm căng thẳng. Ngay cả khi bạn không phải là vận động viên chuyên nghiệp hoặc có thân hình không cân đối, thì tập thể dục vẫn là một trong những cách giảm căng thẳng hiệu quả.

Hoạt động thể chất làm tăng endorphin, giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Các chất dẫn truyền thần kinh khác cũng giúp nâng cao cảm giác hạnh phúc của bạn.

Tập thể dục còn khiến tâm trí bạn tập trung vào các chuyển động của cơ thể, điều này giúp tâm trạng bạn cải thiện và cảm giác khó chịu sẽ biến mất.

Vì vậy, bạn hãy đi dạo, chạy bộ, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, đạp xe, bơi lội, tập tạ. Hoặc bạn hãy chọn bất cứ điều gì giúp cơ thể bạn vận động.

Vận động là cách giảm căng thẳng rất hiệu quả. Ảnh Pixabay

2.2. Chăm sóc bản thân

Chăm sóc bản thân là cách giảm căng thẳng rất tích cực. Việc này có thể gồm:

Ăn uống lành mạnh

Bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn với những loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám. Bạn cũng nên dùng chế phẩm sữa, thịt trắng. Cùng với đó, hãy uống nhiều nước để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngủ đủ giấc

Hãy xây dựng thói quen ngủ sớm, dậy sớm, và ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giúp tinh thần bạn trở nên minh mẫn hơn và cơ thể cũng sảng khoái hơn.

Việc bạn ngủ ngon và ngủ trong bao lâu sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng và hoạt động tổng thể của bạn. Nếu bạn thấy khó ngủ, hãy kiểm tra lại không gian ngủ của mình xem đã đủ yên tĩnh, đủ tối và thoáng mát chưa. Bạn cũng có thể thử nghe nhạc êm dịu trước khi ngủ, và đảm bảo “cách ly” với các thiết bị kỹ thuật số.

Tránh các thói quen xấu

Một số người đối phó với căng thẳng bằng các thói quen không tốt cho sức khỏe. Các thói quen này thường thấy như ăn quá nhiều, uống quá nhiều cà phê, uống rượu, hút thuốc, hoặc sử dụng các chất bất hợp pháp. Những thói quen như thế không những gây hại cho sức khỏe, mà còn làm tăng mức độ căng thẳng của bạn.

2.3. Thực hành thiền định hoặc tập yoga

Thiền định và yoga là hoạt động đem lại cảm giác bình yên, cân bằng. Những hơi thở sâu giúp bạn lấy lại bình tĩnh và suy nghĩ về mọi việc một cách thấu đáo theo hướng tích cực. Chúng có lợi cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

 

Thiền hoặc tập yoga mang lại cảm giác bình yên, cân bằng. Ảnh Pixabay

2.4. Học cách quản lý thời gian và công việc của mình một cách hợp lý

Có những công cụ có thể giúp bạn quản lý thời gian và công việc của mình một cách hiệu quả. Bạn hãy lên danh sách những việc cần làm, sắp xếp và thực hiện chúng theo hướng dẫn của công cụ mà bạn áp dụng. Khi mọi thứ được xử lý ổn thỏa, hợp lý và hiệu quả, bạn sẽ bớt được áp lực, đồng thời tiết kiệm được thời gian để làm những việc khác có ý nghĩa.

Trong quá trình thực hiện như trên, bạn cũng sẽ tập được thói quen lúc nào cần nói không với người khác. Đây là hành động quan trọng thể hiện sự tôn trọng nhu cầu và tình cảm của bản thân. Nó cũng sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác căng thẳng, cáu giận do phải đáp ứng yêu cầu của người khác một cách phi lý.

Học cách quản lý thời gian và công việc. Ảnh Pixabay

2.5. Kết nối với người khác

Khi bạn căng thẳng, bạn có thể muốn cô lập bản thân để tự nghiền ngẫm vấn đề của mình. Tuy nhiên, việc kết nối với người khác như người thân, bạn bè hay người mà bạn tin tưởng, chia sẻ với họ và được họ lắng nghe hoàn toàn có khả năng tạo nên sự khác biệt.

Giao tiếp xã hội là cách giảm căng thẳng rất hữu hiệu. Nó sẽ góp phần hỗ trợ bạn vượt qua căng thẳng cũng như những thăng trầm của cuộc sống.

Bạn hãy thử đi uống cà phê với bạn bè, gọi điện cho người thân hay đi viếng đền chùa, nhà thờ. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể tham gia một tổ chức thiện nguyện để giúp đỡ người khác. Đây cũng là hoạt động có thể giúp đỡ bản thân bạn.

2.6. Viết ra những suy nghĩ của bạn

Viết ra suy nghĩ và cảm xúc là một cách giảm căng thẳng rất hữu ích. Bạn đừng nghĩ đến việc phải viết gì, mà hãy viết bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm trí. Mục đích của bạn không phải để người khác đọc nên bạn không cần quan tâm đến ngữ pháp hay chính tả.
Hãy để suy nghĩ của bạn tuôn tràn trên giấy để giải tỏa cảm xúc của bản thân. Sau khi hoàn tất, bạn có thể xóa bỏ đi những gì mình đã viết hoặc lưu lại để đọc sau.

2.7. Chọn lọc khi theo dõi và tiếp nhận tin tức

Việc dành quá nhiều thời gian để theo dõi tin tức trên tivi, sách báo hoặc mạng xã hội có thể làm tăng mức căng thẳng của bạn.

Theo dõi quá nhiều tin tức không chọn lọc kỹ có thể làm tăng mức căng thẳng của bạn. Ảnh Pixabay

Hiện nay, lượng thông tin mà chúng ta tiếp cận được không phải lúc nào cũng được chọn lọc một cách chính thống. Những tin tức tiêu cực trong đó có thể ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của chúng ta và làm cho tình trạng căng thẳng nghiêm trọng thêm. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giới hạn thời gian theo dõi chúng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Đồng thời hãy tiếp nhận thông tin từ những nguồn đáng tin cậy để đảm bảo những thông tin đó xác thực.

Cách giảm căng thẳng có thể bao gồm nhiều phương pháp và hoạt động, trong đó bạn sẽ chọn lựa được những hoạt động phù hợp với sức khỏe, thời gian cũng như hoàn cảnh của mình. Hãy thử áp dụng cách thức thích hợp, và bạn sẽ thấy tình trạng căng thẳng được cải thiện theo hướng tích cực.

BBT HappyMind tổng hợp

Nguồn tham khảo:

Stress, Who.int
Stress management, Mayoclinic.org
10 stress busters, Nhs.uk

TAGGED:#cách giảm căng thẳng hiệu quả#khám phá tâm lý#kỹ năng sốnggiảm căng thẳngTâm lý HappyMind
Chia sẽ bài viết
Facebook Twitter Copy Link Print
Bày tỏ cảm xúc của bạn
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy1
Angry0
Dead0
Wink0
Bài viết trước đó Phép lịch sự trong giao tiếp quan trọng như thế nào?
Bài viết tiếp theo Khám phá bản thân qua các trắc nghiệm tính cách tâm lý
Để lại bình luận

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết phổ biến nhất
Tâm lý ứng dụng
Chữa lành đứa trẻ bên trong cần thiết như thế nào?
Tháng 4 9, 2025
Học đường
7 cách tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, bạn đã thử chưa?
Tháng 4 9, 2025
Kỹ năng sống
5 cách cải thiện sức khỏe tinh thần dễ thực hiện nhất
Tháng 6 11, 2024
Tâm lý đời sống
Rối loạn giao tiếp xã hội – dạng rối loạn dễ bị nhầm lẫn với chứng tự kỷ
Tháng 4 9, 2025
Công sở
Giá trị của phụ nữ tại nơi làm việc
Tháng 6 11, 2024

Bài Viết liên quan

Gia đình

Sự chân thành trong mối quan hệ quan trọng như thế nào?

15 Min Read
Giao tiếpTâm lý đời sống

Cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ có suy nghĩ tích cực hơn

13 Min Read
Tâm lý đời sống

Dấu hiệu trầm cảm gồm những gì, làm sao để phát hiện?

12 Min Read
Gia đình

Mối quan hệ toxic – vấn đề tiêu cực cần được nhìn nhận đúng đắn

11 Min Read

Theo dõi chúng tôi

Facebook Twitter Linkedin Youtube

Hotline

+84-839 027720

Email

info@happymind.vn

Địa chỉ

3 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

HappyMind

Vì lợi ích sức khỏe tinh thần 

          và hạnh phúc của bạn

MST: 0316973365

Giới thiệu

  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn
  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn

Dịch vụ

  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý
  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý

Thời gian làm việc

8:30 – 15:30 từ thứ 2 – thứ 6

Nhận đặt hẹn và phản hồi trong thời gian làm việc.

© 2021-2025 HappyMind.vn. All rights reserved.

Loading...
Chào bạn

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Register Lost your password?

Thêm/sửa đường dẫn

Nhập địa chỉ đích

Hoặc liên kết đến nội dung đã tồn tại

    Thiếu từ khóa tìm kiếm. Hiển thị các bài viết mới nhất. Tìm hoặc sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn một mục.