Bạn có biết ai đó dường như trở thành nạn nhân trong hầu hết mọi tình huống không? Có thể họ có tâm lý nạn nhân, đôi khi được gọi là hội chứng nạn nhân hoặc mặc cảm nạn nhân.
1. Tâm lý nạn nhân được hiểu thế nào?
Tâm lý nạn nhân (victim mentality) là một tình trạng tâm lý mà một người cảm thấy họ luôn là nạn nhân trong mọi tình huống. Họ có xu hướng tìm kiếm sự thương cảm từ người khác. Họ cảm thấy họ không có sức mạnh để thay đổi tình huống hoặc trách nhiệm cho hành động của mình. Tâm lý nạn nhân có thể dẫn đến sự tự ti và tự hủy hoại bản thân.
2. Người có dấu hiệu tâm lý nạn nhân thường cảm thấy thế nào?
Họ cảm thấy mình luôn là nạn nhân trong mọi tình huống. Họ cũng cảm thấy không có khả năng để thay đổi hoặc kiểm soát nó. Họ thường có những dấu hiệu đặc trưng sau:
2.1. Người có dấu hiệu tâm lý nạn nhân cảm thấy tự ti
Họ cảm thấy mình không được tôn trọng và không được để ý tới bởi người khác. Khi coi mình là nạn nhân có thể gặp khó khăn với sự tự tin và lòng tự trọng. Điều này có thể làm cho cảm giác trở thành nạn nhân trở nên tồi tệ hơn.
2.2. Người có dấu hiệu tâm lý nạn nhân thường cảm thấy hoài nghi
Họ thường cảm thấy mình tệ hại và không có điều tốt đẹp nào xảy ra cho mình. “Tôi không đủ thông minh để kiếm được công việc tốt hơn” hoặc “Tôi không đủ tài năng để thành công”. Khi nhìn cuộc sống với lăng kính tiêu cực có thể khiến họ khó nhìn thấy bất kỳ khả năng nào khác nơi bản thân. Quan điểm này có thể khiến họ không cố gắng phát triển các kỹ năng của mình. Hoặc họ không cố gắng xác định những điểm mạnh hay khả năng mới có thể giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
2.3. Cảm giác dối trá
Họ cảm thấy mình luôn bị lừa dối và không tin tưởng người khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình cảm và hạnh phúc trong cuộc sống riêng. Họ có thể cảm thấy:
“thất vọng và tức giận với một thế giới dường như chống lại họ”
“vô vọng về hoàn cảnh của họ không bao giờ thay đổi”
“tổn thương khi họ tin rằng những người thân yêu không quan tâm”
“bực bội với những người có vẻ hạnh phúc và thành công”
2.4. Sự tự hủy hoại
Họ cảm thấy mình luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi thất bại. Họ cảm thấy thất vọng trong cuộc sống của chính mình.
Một số những suy nghĩ tiêu cực thường diễn ra, ví dụ như:
“Mọi thứ tồi tệ đều xảy thường xảy đến với tôi.”
“Tôi không thể làm bất cứ điều gì về điều này, vậy tại sao tôi phải thử?”
“Tôi xứng đáng khi nhận những điều tồi tệ thế này”
“Không ai quan tâm đến tôi”
Khi đối diện với những khó khăn thì những tư tưởng độc hại thế này nếu thường xuyên lặp lại. Chúng có thể ăn sâu vào độc thoại nội tâm của một người. Theo thời gian, việc độc thoại tiêu cực với bản thân có thể làm hỏng khả năng phục hồi, khiến việc phục hồi sau thử thách và chữa lành trở nên khó khăn hơn. Họ có nhiều khả năng sẽ phá hoại một cách vô thức bất kỳ nỗ lực nào mà họ có thể thực hiện để thay đổi.
3. Bạn cần làm gì khi thấy mình có dấu hiệu của tâm lý nạn nhân?
Nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy bị tổn thương và tổn thương là một dấu hiệu lành mạnh về giá trị bản thân của chúng ta. Nhưng nếu bạn tin rằng mình luôn là nạn nhân trong mọi hoàn cảnh, thế giới đã đối xử bất công với bạn hoặc bạn không có lỗi gì trong sự việc xảy ra, thì việc tìm kiếm một giải pháp là cần thiết. Trong trường hợp này, Happy Mind gợi ý cùng bạn một số giải pháp sau:
3.1. Nói ra với một người đáng tin cậy
Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với một người bạn hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy được chia sẻ và tình trạng tốt hơn.
3.2. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia
Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia tâm lý hoặc nhà tâm lý học. Nhờ họ, bạn sẽ được giúp đỡ trong việc xử lý cảm xúc và những vấn đề tâm lý liên quan.
3.3. Tìm kiếm các hoạt động tinh thần hoặc tâm linh
Hãy tìm kiếm các hoạt động như yoga, thiền, hoặc tôn giáo riêng của bạn. Bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khoá nhằm giúp giảm stress và làm tăng lòng tự tin.
3.4. Học cách nói chuyện với bản thân
Hãy học cách nói chuyện với bản thân với lời nói tự trọng và tôn trọng. Hãy cố gắng tránh nói lời tiêu cực với chính mình. Thay vào đó, hãy nói với chính mình những điều tích cực, tôn trọng và đầy lòng tin tưởng.
Tâm lý nạn nhân như bạn thấy có ảnh hưởng khá tiêu cực đến đời sống tinh thần. Đương nhiên, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống một cách toàn diện. Hiểu về chủ đề này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để chúng ta điều chỉnh trạng thái tiêu cực trở nên tích cực. Mọi thứ sẽ trở nên tươi sáng và cuộc sống của chúng ta vì thế sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
BBT HappyMind tổng hợp
Bất kỳ khi nào bạn thấy mình cần giúp đỡ về sức khỏe tinh thần, hãy liên lạc với chúng tôi qua số di động, email hay bấm vào nút “đặt hẹn tham vấn” và bắt đầu buổi tham vấn nhé!
- Email: info@happymind.vn
- Phone: +84-839 027720
Tham khảo:
- Kaufman SB. Unraveling the Mindset of Victimhood.
- Timothy J. Legg, PhD, PsyD. Healthline.com/health/victim-mentality.