Điểm mạnh và hạn chế của bản thân chúng ta luôn tồn tại song hành. Trong mỗi chúng ta ai cũng có những điểm mạnh (thế mạnh) và điểm yếu (hạn chế). Đôi khi chúng ta chưa nhận ra được đâu là điểm mạnh yếu trong con người mình. Vì thế, chúng ta cứ loay hoay, cứ bâng khuâng. Nhiều khi hay xảy ra việc tự hỏi rằng, liệu những điều mình đang có là điểm mạnh hay là điểm yếu.
Ở góc nhìn của người khác, có thể điểm yếu mà họ thấy ở bạn lại chính là điểm mạnh. Và, điểm mạnh đó có thể giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống, mà bản thân bạn lại không rõ.
1. Điểm mạnh và hạn chế của bản thân là như thế nào?
Dưới đây là một số ví dụ về điểm mạnh. Chẳng hạn như bạn có khả năng:
- Giao tiếp tốt
- Người làm việc đội, nhóm tốt
- Khả năng quản lý thời gian
- Giải quyết xung đột
- Khả năng làm việc dưới nhiều áp lực
Một số ví dụ về những điểm yếu phổ biến như:
- Muốn kiểm soát quá nhiều khía cạnh của một tình huống
- Hay trì hoãn
- Không có khả năng tự điều chỉnh, dẫn đến kiệt sức
- Vô tổ chức
- Nóng nảy
2. Cách để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
2.1. Tự đánh giá để biết điểm mạnh và hạn chế của bản thân
Hãy tự đánh giá bản thân và xác định những điểm mạnh và hạn chế của mình. Cố gắng tập trung vào những kỹ năng mà bạn nghĩ mình giỏi nhất. Cũng như, nhìn vào những kỹ năng mà bạn cần cải thiện.
Tự đánh giá bằng viết ra điểm mạnh của mình
Bạn có thể bắt đầu bằng cách viết ra một câu chuyện về điểm mạnh. Chẳn hạn, viết về việc bạn đã sử dụng hiệu quả điểm mạnh như thế nào, để đạt được thành tựu trong sự nghiệp của mình.
Cũng hãy viết ra hạn chế của bản thân
Tương tự cách trên, với mỗi điểm yếu, bạn cũng hãy viết ra một câu chuyện liên quan. Hãy viết về việc, điểm yếu đó đã (hoặc có thể có) tác động tiêu cực như thế nào, trong sự nghiệp của bạn. Sau đó viết những gì bạn học được từ đó. Và, viết ra những gì bạn đang tích cực làm để cải thiện.
2.2. Hỏi ý kiến của người khác
Hãy hỏi ý kiến của người thân, bạn bè về điểm mạnh và hạn chế của bản thân bạn. Bạn cũng có thể hỏi đồng nghiệp về điều ấy. Hay, nếu đang đi học, bạn hãy hỏi giáo viên. Qua đó, bạn có thể nhận được các góp ý hữu ích để hoàn thiện bản thân hơn.
2.3. đánh giá kết quả
Hãy đánh giá kết quả của công việc mình thực hiện. Qua đó, bạn nhận biết rõ điểm mạnh và hạn chế của bản thân. Bạn cũng có thể dựa trên đánh giá của nhà quản lý, đánh giá từ khách hàng…Nhờ vậy, bạn thấy được ưu điểm và hạn chế của chính mình.
2.4. Tìm kiếm phản hồi
Hãy tìm kiếm phản hồi từ những người mà bạn làm việc cùng. Hoặc tìm kiếm phản hồi từ người có kinh nghiệm. Nhờ đó, bạn biết những điểm mạnh và điểm yếu rõ ràng hơn. Bạn có thể học hỏi từ những người có kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.
2.5. Tự đặt câu hỏi – cách hay để xác định điểm mạnh và hạn chế của bản thân
Hãy đặt cho mình những câu hỏi để xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Ví dụ, đặt câu hỏi như “Tôi giỏi những kỹ năng gì?”. Các câu khác như “Tôi cần cải thiện điều gì?”, “Tôi làm gì để hoàn thiện điểm yếu của mình?”.
Khi trả lời về điểm yếu, bạn không nên nghĩ rằng những sai sót của mình là không thể thay đổi. Cũng cần tránh thiếu khiêm tốn khi nói “người khác khó theo kịp tôi vì tôi suy nghĩ quá nhanh”. Thay vào đó, bạn có thể làm điều này bằng cách nêu bật những gì bạn đã học được về điểm yếu của mình. Cũng như, bạn đang làm gì để cải thiện nó.
3. Lợi ích của việc được biết được điểm mạnh và hạn chế của bản thân
3.1. Phát triển bản thân
Biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân giúp bạn cải thiện khả năng và kỹ năng của mình. Bạn có thể tập trung vào phát triển những kỹ năng mà mình còn yếu. Và, bạn có thể đánh giá lại những kỹ năng mạnh. Nhờ đó, bạn có thể nâng cao chất lượng công việc.
3.2. Làm việc hiệu quả hơn
Bạn có thể tập trung vào nhiệm vụ, hoạt động giúp tận dụng điểm mạnh. Cũng như nhiệm vụ, hoạt động giúp cải thiện điểm yếu. Từ đó, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn.
3.3. Tăng cường tự tin
Nếu bạn đánh giá và chú trọng vào điểm mạnh của mình, bạn sẽ tự tin hơn. Nhất là, bạn tự tin trong việc giải quyết các tình huống khó khăn. Đồng thời, bạn cũng sẽ tự tin đối mặt với những thử thách mới.
3.4. Xác định được sự nghiệp phù hợp
Bạn tìm ra những công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Bạn có thể chọn một ngành nghề hoặc công việc phù hợp với kỹ năng, tính cách và sở thích của bản thân.
3.5. Xây dựng mối quan hệ tốt hơn
Khi bạn hiểu rõ hơn về bản thân và người khác, mối quan hệ giữa bạn và họ thực sự có thể trở nên tốt hơn. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra quyết định và hành động thích hợp hơn trong việc tương tác. Hoặc, bạn có thể nhìn ra cách xây dựng mối quan hệ với họ theo hướng tích cực hơn.
Tóm lại, việc biết điểm mạnh và hạn chế của bản thân là một yếu tố quan trọng. Điều này giúp bạn phát triển bản thân và đạt được thành công trong cuộc sống. Nó cũng giúp bạn tận dụng những thế mạnh của mình. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng cải thiện điểm yếu. Qua đó, bạn sẽ đạt được mục tiêu cá nhân và cả chuyên môn của mình nữa.
BBT HappyMind tổng hợp