Đối với tình trạng trầm cảm phổ biến hiện nay, có lẽ câu hỏi trầm cảm có di truyền không đã xuất hiện trong suy nghĩ của không ít người. Thật vậy, nỗi lo lắng về tình trạng này khiến chúng ta muốn giải đáp mọi vấn đề liên quan đến nó. Và, mục đích của việc này không gì khác hơn là giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của người mắc trầm cảm theo hướng tích cực. Để làm rõ hơn vấn đề, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây nhé.
1. Trầm cảm có di truyền không?
Trước khi chúng ta đặt câu hỏi về việc trầm cảm có di truyền không, thì các nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này.
Để làm rõ yếu tố gen có vai trò như thế nào đối với tình trạng trầm cảm, các nhà khoa học đã xem xét mô hình về bệnh trong các gia đình, nhằm ước tính “khả năng di truyền” của trầm cảm. Hay họ ước tính khoảng bao nhiêu phần trăm nguyên nhân gây trầm cảm là do gen.
Để thực hiện, các nhà khoa học đã tìm kiếm những người bị trầm cảm mà có anh em song sinh, cùng trứng hoặc khác trứng. Họ tìm hiểu xem người anh em song sinh đó có bị bệnh hay không. Nếu gen là một phần nguyên nhân của chứng trầm cảm, thì anh em song sinh cùng trứng-người có cùng bộ gen với người bị bệnh sẽ có tỷ lệ bị trầm cảm cao hơn, so với anh em song sinh khác trứng. Kết quả thống kê trên những mẫu này đúng là thể hiện sự tác động của yếu tố di truyền.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy trong một số trường hợp khác, chứng trầm cảm lại có vẻ không liên quan gì đến di truyền.
Điều này cho thấy, di truyền đóng một vai trò nhất định trong nguy cơ phát triển trầm cảm của một người, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất.
Phương thức phát triển và hoạt động của trầm cảm rất phức tạp nên đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học chỉ có thể đưa ra ước đoán rằng di truyền là một trong những yếu tố góp phần trong tình trạng này. Họ chưa thể xác định được một loại gen hay nhóm gen cụ thể có đóng góp như thế nào và hoạt động ra sao đối với quá trình phát triển chứng trầm cảm.
Di truyền đóng một vai trò nhất định trong nguy cơ phát triển trầm cảm của một người, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Ảnh Pixabay
2. Ngoài di truyền, những yếu tố nào góp phần phát triển chứng trầm cảm
Chứng trầm cảm là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố bao gồm yếu tố sinh học, môi trường, xã hội và tâm lý. Dù giải đáp được trầm cảm có di truyền hay không thì việc xem xét những yếu tố khác cũng rất quan trọng.
2.1. Môi trường – yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chứng trầm cảm
Trầm cảm có di truyền không có lẽ là điều dễ gây lo lắng, đặc biệt đối với những người có người thân bị mắc chứng này. Tuy nhiên, trong số các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chứng trầm cảm, thì môi trường có vai trò khá quan trọng. Nó bao gồm những thứ đến từ môi trường sống, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của một người, bao gồm việc tiếp xúc thường xuyên với:
-Bạo lực
-Bị lạm dụng
-Bị bỏ bê
-Điều kiện sống kém
Những sự kiện đau buồn dù xảy ra gần đây hay trong quá khứ cũng có thể góp phần gây nên tình trạng trầm cảm ở một người. Điều này đặc biệt đúng với các sự kiện xảy ra trong thời thơ ấu của người đó, có thể vì chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trong những giai đoạn quan trọng.
2.2. Các yếu tố nguy cơ xã hội đối với chứng trầm cảm
Do sự bất bình đẳng xã hội, một số người có nhiều khả năng gặp phải những yếu tố gây căng thẳng hơn những người khác. Cụ thể là những người có nguồn thu nhập thấp có thể gặp phải:
-Sự bất an trong công việc vì tính ổn định thấp
-Chỗ ở bấp bênh
-Lương thực không được đảm bảo
-Thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
Bất kỳ trường hợp nào trong số này đều có thể tạo ra sự lo lắng, căng thẳng mãn tính, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần.
Tương tự, sự phân biệt đối xử đối với những nhóm người sống bên lề xã hội cũng có liên hệ với bệnh trầm cảm.
Các mối quan hệ và mạng lưới hỗ trợ của một người cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị trầm cảm. Ví dụ như các bà mẹ đơn thân không được hỗ trợ xã hội đầy đủ, hay người di cư và những người bị bạo hành.
Các mối quan hệ và mạng lưới hỗ trợ của một người cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị trầm cảm. Ảnh Pixabay
2.3. Các yếu tố tâm lý cũng góp phần gây ra chứng trầm cảm
Ngoài các yếu tố kể trên thì yếu tố tâm lý cũng có góp phần gây ra chứng trầm cảm. Nó bao gồm tính cách và niềm tin cá nhân của một người. Ví dụ, những người thường bi quan, tự ti, hoặc có khả năng phục hồi kém trước căng thẳng có thể dễ bị trầm cảm hơn.
3. Nên làm gì nếu có người trong gia đình bị trầm cảm
Khi đã phần nào giải đáp được câu hỏi trầm cảm có di truyền không, một người có thể lo ngại mình có nguy cơ trầm cảm cao hơn, do họ có người thân bị tình trạng này.
Điều lo lắng này là có cơ sở, và bản thân người đó nên thực hiện một số bước để chủ động chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. Các bước đó bao gồm:
-Tập thể dục: đây là một trong những phương pháp giảm căng thẳng hiệu quả, và quan trọng là hầu như không có tác dụng phụ
-Duy trì sự kết nối với những người xung quanh, bao gồm người thân, bạn bè, một nhóm thiện nguyện hay một lớp học nào đó
-Ngủ đủ giấc: một giấc ngủ đủ và chất lượng cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cả thể chất và tinh thần
-Ăn uống điều độ: một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động và khía cạnh khác của cuộc sống
-Ra ngoài mỗi ngày: một người không nhất thiết phải đi chơi, tụ tập bạn bè mới gọi là ra ngoài. Đây có thể đơn giản chỉ là mở cửa để ánh nắng và không khí tràn vào nhà, hoặc ra vườn chăm sóc cây cối để hít thở không khí trong lành và đón nắng
-Tập thư giãn: căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm hiện có và làm tăng nguy cơ mắc các đợt trầm cảm trong tương lai. Vì vậy việc học cách thư giãn sẽ giúp một người chống lại tình trạng này
Lối sống lành mạnh luôn giúp chúng ta giảm căng thẳng và giúp cải thiện tình trạng cho người mắc trầm cảm. Ảnh Pixabay
Trầm cảm có di truyền hay không có lẽ là vấn đề không chỉ các nhà khoa học muốn nghiên cứu, mà chúng ta đều nên tham khảo để hiểu rõ hơn về chứng trầm cảm. Hiểu được trầm cảm là tình trạng do nhiều yếu tố góp phần gây nên sẽ giúp chúng ta có nhìn nhận tổng quát hơn về chứng rối loạn này. Từ đó, mỗi người trong hoàn cảnh cụ thể sẽ có được hướng suy nghĩ và hành động để giúp bản thân và người xung quanh giảm nguy cơ rơi vào tình trạng nguy hiểm này.
BBT Happymind.vn tổng hợp
Lưu ý:
1. Bài viết tổng hợp thông tin hữu ích liên quan chủ đề để cung cấp đến bạn đọc.
2. Bài viết không có tác dụng hay làm cơ sở chẩn đoán, hoặc đưa ra giải pháp, cách điều trị trầm cảm.
3. Bài viết không liên quan đến trách nhiệm kết luận, chẩn đoán, đưa ra giải pháp, cách điều trị trầm cảm.
4. Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin được xuất bản/ cung cấp đến người đọc ở các thời điểm khác nhau, các nghiên cứu & dữ liệu khác nhau. Do đó, bài viết không phải là kết quả thông tin ở một thời điểm hay ở thời điểm hiện tại hoặc mới nhất. Bạn đọc nếu có mong muốn tìm hiểu thông tin ở một thời điểm chính xác hoặc ở thời điểm hiện tại, nên trích lục thêm các bài viết mới nhất liên quan đến “trầm cảm” hoặc “trầm cảm có di truyền không” từ các trang thông tin uy tín.
Nguồn tham khảo:
Is depression hereditary? What to know, Mary West, Medicalnewstoday.com
Major depression and genetics; Douglas F.Levinson, Walter E. Nichols; Stanford Medicine; Med.standford.edu