Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Đặt hẹn tham vấn
Search
Close this search box.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
      • Dành cho cá nhân
      • Dành cho cặp đôi – gia đình
      • Dành cho doanh nghiệp
      • Dành cho học đường
      • Dự án cộng đồng
    • Khóa học
      • Tâm lý dự phòng
      • Tâm lý tích cực
      • Tiền hôn nhân – Gia đình
      • Khoá học miễn phí
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
Reading: Rối loạn giao tiếp xã hội – dạng rối loạn dễ bị nhầm lẫn với chứng tự kỷ
Share
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thầnTâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Font ResizerAa
  • Khóa học
  • Tâm lý ứng dụng
  • Công sở
  • Gia đình
  • Giao tiếp
  • Mối quan hệ
  • Nghệ thuật sống vui
  • Học đường
  • Tâm lý đời sống
  • Kỹ năng sống
Tìm kiếm bài viết
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
    • Khóa học
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
  • Vietnamese
    • English
    • Vietnamese
Follow US
©2021 happymind.vn All rights reserved. Tâm lý HappyMind giữ bản quyền.
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần > Blog > Tâm lý đời sống > Rối loạn giao tiếp xã hội – dạng rối loạn dễ bị nhầm lẫn với chứng tự kỷ
Tâm lý đời sống

Rối loạn giao tiếp xã hội – dạng rối loạn dễ bị nhầm lẫn với chứng tự kỷ

Phương Diễm By Phương Diễm Last updated: Tháng 4 9, 2025 10 Min Read
SHARE

1. Rối loạn giao tiếp xã hội là vấn đề về giao tiếp chứ không liên quan đến khả năng nói chuyện

Những người bị rối loạn giao tiếp xã hội gặp khó khăn trong việc tuân theo các “quy tắc” giao tiếp bằng lời nói. Họ có thể không hiểu, hiểu sai hoặc không nắm bắt được ý nghĩa của một cuộc giao tiếp cũng như không nắm được bối cảnh của câu chuyện. Chính vì vậy, họ thường làm gián đoạn rất nhiều hoặc thậm chí chiếm lĩnh cả cuộc trò chuyện theo ý và theo cách của mình. Một số người thì nói lạc đề trong khi người khác lại rất ngại nói chuyện.

Contents
1. Rối loạn giao tiếp xã hội là vấn đề về giao tiếp chứ không liên quan đến khả năng nói chuyện2. Biểu hiện của rối loạn giao tiếp xã hộiMột số dấu hiệu của rối loạn giao tiếp xã hội có thể biểu hiện ở mọi lứa tuổi gồm:Gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói hoặc không lờiHạn chế trong giao tiếpCác triệu chứng biểu hiện sớm trong quá trình phát triển3. Nguyên nhân gây ra rối loạn giao tiếp xã hội4. Rối loạn giao tiếp xã hội có phải là tự kỷ

Những thách thức này khiến việc kết nối với mọi người ở trường, chỗ làm hoặc môi trường xã hội trở nên khó khăn. Điều đó có thể khiến người mắc SCD trở nên ngày càng tự ti.

Rối loạn giao tiếp xã hội là tình trạng kéo dài suốt đời, nhưng có thể được cải thiện bằng một số biện pháp can thiệp.

Hình: Rối loạn giao tiếp xã hội là vấn đề về giao tiếp. Ảnh Pixabay

2. Biểu hiện của rối loạn giao tiếp xã hội

Các dấu hiệu của rối loạn giao tiếp xã hội có thể xuất hiện từ thời thơ ấu. Trên thực tế, việc có triệu chứng sớm là một tiêu chí để chẩn đoán tình trạng này.

Trẻ nhỏ có khả năng gặp chậm trễ trong các cột mốc giao tiếp xã hội như sử dụng âm thanh hoặc cử chỉ để chào hỏi mọi người. Chúng cũng có xu hướng ít quan tâm đến việc tương tác xã hội. Tuy nhiên, gia đình và giáo viên có thể không nhận ra các dấu hiệu cho đến sau này.

Một số dấu hiệu của rối loạn giao tiếp xã hội có thể biểu hiện ở mọi lứa tuổi gồm:

Gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói hoặc không lời

Không giới thiệu những thông tin cơ bản về bản thân khi trò chuyện với người lạ
Không sử dụng lời chào thích hợp cho một ngữ cảnh cụ thể
Gặp khó khăn trong việc kết nối cuộc giao tiếp với bối cảnh diễn ra nó
Gặp khó khăn trong việc hiểu các quy tắc trò chuyện
Chỉ hiểu mọi thứ theo nghĩa đen, không có ý niệm về cách nói mỉa mai, châm biếm hay trêu chọc. Nói cách khác, người bị rối loạn giao tiếp xã hội gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu những điều được ngụ ý và không được nêu rõ ra trong một câu chuyện
Gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các tín hiệu xã hội như nét mặt

Hình: Gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu những ngụ ý là một trong các dấu hiệu liên quan rối loạn giao tiếp. Ảnh Pixabay

Hạn chế trong giao tiếp

Những hạn chế về giao tiếp và kỹ năng xã hội của một người ảnh hưởng đến cuộc sống của họ theo những cách khác nhau. Ví dụ như: ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội hoặc kết quả học tập

Các triệu chứng biểu hiện sớm trong quá trình phát triển

Triệu chứng của rối loạn giao tiếp xã hội xuất hiện khá sớm nhưng có khả năng không được chú ý hoặc bị nhầm lẫn với một tình trạng nào khác. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể không biểu hiện rõ ràng cho đến khi trẻ đạt đến độ tuổi mà mức độ giao tiếp xã hội dự kiến vượt quá khả năng hiểu và giao tiếp của chúng

Một người chỉ được chẩn đoán mắc rối loạn giao tiếp xã hội nếu họ có khả năng nói và hiểu ngôn ngữ. Những đứa trẻ/ những người không bao giờ làm được việc đó sẽ cần một chẩn đoán khác. Do đó, hầu hết trẻ em được chẩn đoán mắc SCD ở độ tuổi 4 hoặc 5 hơn là ở giai đoạn sơ sinh hay tập đi.

Để chẩn đoán về SCD, các nhà trị liệu ngôn ngữ nói sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp này nhằm xem xét kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như phi ngôn ngữ của một người trong các môi trường khác nhau. Họ có thể quan sát người được chẩn đoán trong các môi trường khác nhau đó để đưa ra đánh giá chính xác.

Hình: Để chẩn đoán về SCD, các nhà trị liệu ngôn ngữ nói sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Ảnh Pixabay

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn giao tiếp xã hội

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa hiểu được nguyên nhân tại sao một người lại bị rối loạn giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, tình trạng này thường xảy ra cùng với một số điều kiện khác, ví dụ như chứng tự kỷ, khó đọc, ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), và rối loạn ngôn ngữ. Để đi sâu vào vấn đề giao tiếp, điều quan trọng là cần xem xét những điều gì khác có thể đang cùng diễn ra.

Rối loạn giao tiếp xã hội không liên quan đến trí thông minh. Người bị SCD cũng có thể thông minh như những người khác, nhưng vấn đề về giao tiếp có thể tạo ra cho họ những thách thức ở trường, chỗ làm và trong cuộc sống hàng ngày.

4. Rối loạn giao tiếp xã hội có phải là tự kỷ

Người bị rối loạn giao tiếp xã hội gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu được các chuẩn mực cũng như giao tiếp xã hội.

Các triệu chứng của SCD thường xuất hiện sớm ở thời thơ ấu, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể nhận thấy con họ tỏ ra ít quan tâm đến việc giao tiếp với người khác. Những biểu hiện như chậm phát triển ngôn ngữ, thiếu hứng thú đối với các trò chơi giả vờ, hay không bắt đầu tương tác xã hội với người khác ở trẻ khiến người lớn lầm tưởng đây là các dấu hiệu ban đầu của chứng tự kỷ.

Hình: Các triệu chứng của SCD thường xuất hiện sớm ở thời thơ ấu, dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu ban đầu của tự kỷ. Ảnh Pixabay

SCD có thể có một số biểu hiện gần giống với chứng tự kỷ, nhưng không phải là tự kỷ. Nó không gây ra những hạn chế về sở thích, hành vi lặp lại, lo lắng hoặc sự khác biệt về cảm giác.

Mặc dù chứng tự kỷ cũng khiến một người gặp khó khăn trong các tình huống xã hội nhưng nó cũng gây ra các triệu chứng khác. Vì vậy, những người bị SCD không đáp ứng được tiêu chuẩn để chẩn đoán chứng tự kỷ. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng phải loại trừ hội chứng này trước khi chẩn đoán SCD.

Rối loạn giao tiếp xã hội là một là một hội chứng khá phức tạp, vì nó có khả năng gây lầm lẫn với những hội chứng khác, đặc biệt là tự kỷ. Vì vậy, việc đánh giá và chẩn đoán SCD cần được thực hiện cẩn thận và kĩ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia. Có như vậy, thì việc đưa ra các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ mới đạt được hiệu quả.

BBT HappyMind tổng hợp

Nguồn tham khảo:

1.Gail Belsky, What is social communication disorder?  Understood.org

2. Lori Lawrenz, PsyD, Zawn Villines, 2022, What to know about social communication disorder, Medicalnewstoday.com

TAGGED:#chứng rối loạn giao tiếp xã hội#hội chứng rối loạn giao tiếp xã hội#khám phá tâm lý#rối loạn giao tiếp xã hội#tâm lý đời sốngTâm lý HappyMind
Chia sẽ bài viết
Facebook Twitter Copy Link Print
Bày tỏ cảm xúc của bạn
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Dead0
Wink0
Bài viết trước đó Ứng dụng tâm lý học trong giao tiếp thể hiện qua khía cạnh tâm lý học nhận thức
Bài viết tiếp theo Phép lịch sự trong giao tiếp quan trọng như thế nào?
3 Comments

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết phổ biến nhất
Tâm lý đời sống
Body shaming là gì và ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần thế nào?
Tháng 7 14, 2024
Tâm lý ứng dụng
Các kiểu tức giận và cách kiểm soát cơn giận
Tháng 4 9, 2025
Học đườngKỹ năng sống
Cách xác định điểm mạnh và hạn chế của bản thân
Tháng 6 11, 2024
Nghệ thuật sống vui
Cười nhiều sẽ giúp bạn khỏe hơn
Tháng 6 11, 2024
Tâm lý ứng dụng
Tâm lý học màu sắc là gì?
Tháng 4 9, 2025

Bài Viết liên quan

Gia đình

Sự chân thành trong mối quan hệ quan trọng như thế nào?

15 Min Read
Giao tiếpTâm lý đời sống

Cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ có suy nghĩ tích cực hơn

13 Min Read
Tâm lý đời sống

Dấu hiệu trầm cảm gồm những gì, làm sao để phát hiện?

12 Min Read
Học đường

7 cách tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, bạn đã thử chưa?

15 Min Read

Theo dõi chúng tôi

Facebook Twitter Linkedin Youtube

Hotline

+84-839 027720

Email

info@happymind.vn

Địa chỉ

3 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

HappyMind

Vì lợi ích sức khỏe tinh thần 

          và hạnh phúc của bạn

MST: 0316973365

Giới thiệu

  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn
  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn

Dịch vụ

  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý
  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý

Thời gian làm việc

8:30 – 15:30 từ thứ 2 – thứ 6

Nhận đặt hẹn và phản hồi trong thời gian làm việc.

© 2021-2025 HappyMind.vn. All rights reserved.

Loading...
Chào bạn

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Register Lost your password?

Thêm/sửa đường dẫn

Nhập địa chỉ đích

Hoặc liên kết đến nội dung đã tồn tại

    Thiếu từ khóa tìm kiếm. Hiển thị các bài viết mới nhất. Tìm hoặc sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn một mục.