Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Đặt hẹn tham vấn
Search
Close this search box.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
      • Dành cho cá nhân
      • Dành cho cặp đôi – gia đình
      • Dành cho doanh nghiệp
      • Dành cho học đường
      • Dự án cộng đồng
    • Khóa học
      • Tâm lý dự phòng
      • Tâm lý tích cực
      • Tiền hôn nhân – Gia đình
      • Khoá học miễn phí
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
Reading: Giao tiếp trong tình yêu – bạn đã thực sự biết cách?
Share
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thầnTâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Font ResizerAa
  • Khóa học
  • Tâm lý ứng dụng
  • Công sở
  • Gia đình
  • Giao tiếp
  • Mối quan hệ
  • Nghệ thuật sống vui
  • Học đường
  • Tâm lý đời sống
  • Kỹ năng sống
Tìm kiếm bài viết
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Chúng Tôi
    • Định hướng chung
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Hỏi Đáp
    • Liên hệ
  • Khám phá tâm lý
    • Công sở
    • Giao tiếp
    • Học đường
    • Gia đình
    • Tâm lý đời sống
    • Tâm lý ứng dụng
  • Vui sống
    • Kỹ năng sống
    • Nghệ thuật sống vui
  • Dịch vụ tâm lý
    • Tham vấn tâm lý
    • Khóa học
    • Hòm thư chia sẻ
  • Media
    • Podcast
    • Music
    • Video
    • eMagazine
  • Vietnamese
    • English
    • Vietnamese
Follow US
©2021 happymind.vn All rights reserved. Tâm lý HappyMind giữ bản quyền.
Tâm lý HappyMind - Chăm sóc sức khỏe tinh thần > Blog > Giao tiếp > Giao tiếp trong tình yêu – bạn đã thực sự biết cách?
Giao tiếp

Giao tiếp trong tình yêu – bạn đã thực sự biết cách?

Phương Diễm By Phương Diễm Last updated: Tháng 7 15, 2024 11 Min Read
SHARE

Giao tiếp trong tình yêu là khía cạnh vô cùng quan trọng đối với các cặp đôi. Nhưng trên thực tế không phải người đang yêu nào cũng ý thức được vai trò của nó. Vì, họ hầu hết còn đang mải chìm đắm trong cảm xúc thăng hoa do tình yêu mang lại. Qua giai đoạn ngọt ngào, choáng ngợp ban đầu, một mối quan hệ chỉ tồn tại lâu bền nếu người trong cuộc hiểu và tôn trọng nhau. Điều này chỉ thực hiện được khi cả hai tìm được tiếng nói đồng điệu qua việc giao tiếp. Nhưng, giao tiếp như thế nào để hai bạn ngày càng hiểu và yêu nhau nhiều hơn? Chúng ta hãy cùng đào sâu vào vấn đề thú vị này nhé.’

Contents
1. Tầm quan trọng của việc giao tiếp trong tình yêuTại sao giao tiếp trong tình yêu lại quan trọng?2. Giao tiếp trong tình yêu như thế nào2.1. Giao tiếp trong tình yêu dùng lời nói2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ trong tình yêu2.3. Lắng nghe là phần quan trọng đối với việc giao tiếp trong tình yêu2.4. Kiểm soát xung đột bằng giao tiếp

1. Tầm quan trọng của việc giao tiếp trong tình yêu

Chúng ta biết rằng giao tiếp là chìa khóa để mở ra mọi thứ trong cuộc sống. Đây là phương thức giúp chúng ta trao đổi thông tin, thiết lập mối quan hệ, học tập, làm việc và nhiều hoạt động khác.

Giao tiếp trong tình yêu có lẽ đặc biệt hơn trong một số mối quan hệ khác. Vì, tình yêu đôi lứa là trạng thái tình cảm, cảm xúc đặc thù chỉ nảy sinh giữa hai người. Chính vì vậy giao tiếp trong tình yêu cũng cần sự chăm chút và tinh tế hơn.

Tại sao giao tiếp trong tình yêu lại quan trọng?

Dù là trong quan hệ yêu đương, thì mỗi người cũng có nhu cầu và phong cách giao tiếp khác nhau. Bạn cần tìm được cách giao tiếp phù hợp với mối quan hệ của mình. Quá trình giao tiếp không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nên để xây dựng được phong cách giao tiếp lành mạnh, bạn cần thực hành và làm việc chăm chỉ.

Bạn có thể cảm thấy việc thực hành giao tiếp trong tình yêu là không cần thiết, hay nghĩ rằng tình yêu chân thật và bên cạnh nhau là đủ. Tuy nhiên, cho dù bạn có biết rõ và yêu nhau đến đâu, thì bạn cũng không thể đọc được suy nghĩ của đối phương. Bạn cần trao đổi rõ ràng để tránh những hiểu lầm có thể gây tổn thương, tức giận, oán hận hay tình cảnh mập mờ. Việc tự đoán định hay suy diễn suy nghĩ, hành vi của đối phương là cách làm cực kỳ nguy hiểm đối với mối quan hệ của bạn.

Hình: Bạn cần tìm được cách giao tie1p phù hợp với mối quan hệ của mình. Ảnh Pixabay

2. Giao tiếp trong tình yêu như thế nào

Đối với vấn đề giao tiếp trong tình yêu, một số lưu ý sau sẽ vô cùng hữu ích cho hai bạn.

2.1. Giao tiếp trong tình yêu dùng lời nói

Sử dụng lời nói khi giao tiếp trong tình yêu, bạn hãy:

Đừng để người khác hoặc các thiết bị công nghệ làm gián đoạn cuộc nói chuyện giữa hai bạn, hay làm bạn phân tâm khi trò chuyện
Thể hiện rõ ràng thông điệp của bạn. Qua đó, đối phương có thể hiểu được chính xác mà không bị bối rối hay lo lắng về ẩn ý trong lời nói
Nói về những gì đang xảy ra ảnh hưởng đến bạn như thế nào
Nói cụ thể về những gì bạn muốn, cần hay cảm nhận, sử dụng câu có em/ anh như: “Em/ anh muốn…”; “Em/ anh cần…”; “Em/ anh cảm thấy…”. Khi quyết định thành thật về suy nghĩ và cảm nhận, bạn cũng cần chịu trách nhiệm về cảm xúc của chính mình
Lắng nghe đối phương: khi đối phương bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình với bạn, bạn hãy tạm thời gác lại suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, bạn cố gắng hiểu ý định, cảm xúc, và mong muốn của họ (điều này gọi là sự đồng cảm)
Chia sẻ những cảm xúc tích cực với đối phương: chẳng hạn như những gì bạn đánh giá cao và ngưỡng mộ ở họ cũng như tầm quan trọng của họ đối với bạn
Chú ý đến ngữ điệu và cao độ giọng nói của bạn, việc to tiếng sẽ cực kỳ dễ dẫn đến mâu thuẫn và tranh cãi
Chấp nhận khả năng thương lượng cùng nhau và nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng
Nếu vấn đề bạn đang trao đổi không quá quan trọng, hãy cố gắng bỏ qua, hoặc nêu quan điểm rõ ràng đồng ý hay không đồng ý

Hình: Chia sẻ những cảm xúc tích cực với đối phương. Ảnh Pixabay

2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ trong tình yêu

Có một điều chúng đều cần lưu ý, đó là giao tiếp trong tình yêu không chỉ bằng lời nói. Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng là phần quan trọng không kém trong tình yêu.

Khi giao tiếp, chúng ta có thể “nói” rất nhiều mà không cần dùng lời. Tư thế cơ thể, giọng nói và nét mặt đều có khả năng truyền tải thông điệp của bạn.

Những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp đối phương biết được bạn cảm thấy thế nào về họ.
Nếu cảm xúc của bạn không phù hợp với lời nói, thì phần giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ thường được “nghe thấy” và được tin hơn là những lời bạn nói ra. Ví dụ việc nói với đối tác câu “Em/ Anh yêu anh/ em” với giọng điệu đều đều và buồn chán sẽ mang lại hai thông điệp rất khác nhau.

Bạn cần chú ý xem ngôn ngữ cơ thể của bạn có phản ánh đúng những gì bạn đang nói hay không.

2.3. Lắng nghe là phần quan trọng đối với việc giao tiếp trong tình yêu

Lắng nghe là một phần vô cùng quan trọng đối với việc giao tiếp trong tình yêu. Biết lắng nghe là hành động khích lệ đối phương trò chuyện cởi mở và thành thật hơn. Để làm được điều này, bạn hãy:

Giữ giao tiếp mắt thoải mái
Nghiêng người về phía đối phương và thực hiện các cử chỉ thể hiện sự hứng thú và quan tâm đến vấn đề họ đang đề cập tới

Hình: Thực hiện các cử chỉ thể hiện sự quan tâm đến vấn đề mà các bạn đang đề cập. Ảnh Pixabay

Có tư thế cởi mở, không phòng thủ, tay và chân không bắt chéo
Đối diện với đối phương, không đứng hoặc ngồi sang một bên
Ngồi hoặc đứng ngang tầm để tránh nhìn lên hoặc nhìn xuống đối phương
Tránh những cử chỉ gây mất tập trung, đặc biệt là sử dụng thiết bị công nghệ. Bạn cũng nên tắt chuông điện thoại hoặc các thiết bị liên lạc khác để đảm bảo bạn lắng nghe đối phương thực sự
Không ngắt lời đối phương
Nếu vấn đề đang được đối phương đề cập khiến bạn tức giận, hãy dành thời gian để bình tĩnh lại trước khi tranh luận hay giải quyết nó
Yêu cầu đối phương phản hồi về việc bạn lắng nghe họ (họ có cảm nhận được thiện chí và sự tôn trọng của bạn hay không)

2.4. Kiểm soát xung đột bằng giao tiếp

Bạn không thể tránh được xung đột trong tình yêu, nhưng giao tiếp có thể giúp bạn kiểm soát nó. Bạn hãy thử:

Tránh sử dụng phương thức “im lặng” để giải quyết vấn đề
Đừng vội kết luận sự việc. Hãy tìm hiểu mọi thứ thay vì đoán mò động cơ
Thảo luận với đối phương về những gì thực sự đã xảy ra

Hình: Bạn không thể tránh xung đột trong tình yêu, giáo tiếp giúp bạn kiểm soát nó. Ảnh Pixabay

Đừng phán xét
Học cách hiểu nhau thay vì đánh bại nhau
Nói chuyện bằng thì hiện tại và tương lai, không phải thì quá khứ
Tập trung vào vấn đề chính và đừng để những vấn đề nhỏ khác làm bạn xao lãng
Nói về những vấn đề làm tổn thương bạn hoặc cảm xúc của đối phương, sau đó chuyển sang vấn đề sự khác biệt về quan điểm
Dùng câu “Em/ Anh thấy…”, không phải câu “Anh/ Em là…”

Xây dựng mối quan hệ yêu đương lâu dài đòi hỏi bạn chú tâm bồi đắp nhiều khía cạnh, chứ không chỉ là mặt cảm xúc. Giao tiếp trong tình yêu dù bằng lời nói hay không dùng lời, đều quan trọng trong việc giúp hai bạn ngày càng hiểu nhau hơn. Đây là nền tảng để hai người phát triển mối quan hệ của mình theo hướng tích cực theo thời gian.

BBT HappyMind tổng hợp

Nguồn tham khảo chính:

Relationship and communication, Betterhealth.vic.gov

TAGGED:#giao tiếp trong tình yêu#ký năng giao tiếpTâm lý HappyMind
Chia sẽ bài viết
Facebook Twitter Copy Link Print
Bày tỏ cảm xúc của bạn
Love1
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Dead0
Wink0
Bài viết trước đó Quy tắc 5c trong giao tiếp là như thế nào và quan trọng ra sao?
Bài viết tiếp theo Ứng dụng tâm lý học trong giao tiếp thể hiện qua khía cạnh tâm lý học nhận thức
3 Comments

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết phổ biến nhất
Công sở
Thành công đến từ “áp lực”
Tháng 7 14, 2024
Tâm lý ứng dụng
Tác động của Giáng Sinh đến tâm lý
Tháng 6 11, 2024
Tâm lý đời sống
Rối loạn giao tiếp xã hội – dạng rối loạn dễ bị nhầm lẫn với chứng tự kỷ
Tháng 4 9, 2025
Học đường
Sự khác biệt giữa nghề nghiệp và ước mơ
Tháng 7 14, 2024
Tâm lý ứng dụng
Tự chữa lành bằng sự hài hước
Tháng 4 9, 2025

Bài Viết liên quan

Gia đình

Sự chân thành trong mối quan hệ quan trọng như thế nào?

15 Min Read
Giao tiếpTâm lý đời sống

Cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ có suy nghĩ tích cực hơn

13 Min Read
Tâm lý đời sống

Dấu hiệu trầm cảm gồm những gì, làm sao để phát hiện?

12 Min Read
Học đường

7 cách tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, bạn đã thử chưa?

15 Min Read

Theo dõi chúng tôi

Facebook Twitter Linkedin Youtube

Hotline

+84-839 027720

Email

info@happymind.vn

Địa chỉ

3 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

HappyMind

Vì lợi ích sức khỏe tinh thần 

          và hạnh phúc của bạn

MST: 0316973365

Giới thiệu

  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn
  • Về Chúng Tôi
  • Định hướng chung
  • Đội ngũ chuyên gia
  • Giới thiệu khoá học
  • Giới thiệu tham vấn

Dịch vụ

  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý
  • Đặt hẹn tham vấn
  • Đăng ký khoá học
  • Hòm Thư Hỗ Trợ Tâm Lý

Thời gian làm việc

8:30 – 15:30 từ thứ 2 – thứ 6

Nhận đặt hẹn và phản hồi trong thời gian làm việc.

© 2021-2025 HappyMind.vn. All rights reserved.

Loading...
Chào bạn

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Register Lost your password?

Thêm/sửa đường dẫn

Nhập địa chỉ đích

Hoặc liên kết đến nội dung đã tồn tại

    Thiếu từ khóa tìm kiếm. Hiển thị các bài viết mới nhất. Tìm hoặc sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn một mục.