Body shaming là cụm từ thường đề cập trong cuộc sống hiện nay. Trong giới trẻ, cụm từ này cũng được sử dụng khá nhiều. Vậy body shaming là gì, ảnh hưởng ra sao đến đời sống của chúng ta? Mời bạn cùng Happy Mind tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.
1. Body shaming là gì?
Body shaming có nghĩa “miệt thị ngoại hình”. Là hành động nói điều gì đó tiêu cực về cơ thể của một người. Nó có thể là về cơ thể của chính bạn hoặc của người khác. Câu chuyện bình luận có thể là về chiều cao, độ tuổi, kiểu tóc, màu tóc, quần áo, thức ăn hoặc mức độ hấp dẫn của một người.
Body shaming có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Chúng bao gồm rối loạn ăn uống, trầm cảm, lo lắng, tự ti và rối loạn hình thể, cũng như cảm giác ghét cơ thể của một người.
2. Lịch sử của body shaming
Trong xã hội hiện nay, nhiều người nghĩ rằng cơ thể gầy vốn dĩ sẽ tốt hơn và khỏe mạnh hơn so với cơ thể to lớn. Tuy nhiên, nhìn theo dòng lịch sử thì không phải lúc nào cũng vậy. Bạn nghĩ về các bức tranh và chân dung từ trước thời đại những năm 1800, bạn có thể thấy sự tôn sùng lúc đó là một cơ thể đầy đặn.

Người có thân hình đầy đặn, to khỏe là dấu hiệu cho thấy một người giàu có và có nguồn thực phẩm dồi dào, trong khi gầy thể hiện sự nghèo đói. Trong cuốn sách “Fat Shame: Stigma and the Fat Body in American Culture”, tác giả Amy Erdman Farrell đã theo dõi sự thay đổi từ việc tôn sùng thân hình nặng nề sang sở thích có hình dáng nhỏ hơn. Cuốn sách về chế độ ăn kiêng đầu tiên được xuất bản ở Anh vào giữa thế kỷ 19.
Cô cho biết rằng, trọng tâm của chế độ ăn kiêng và cơ thể nói chung là tập trung vào phụ nữ. Tác giả Sabrina Strings nói rằng chứng sợ “béo” là kết quả của chủ nghĩa thực dân và chủng tộc trong cuốn sách “Fearing the Black Body: The Racial Origins of Fat Phobia.”
Theo Từ điển Merriam-Webster, việc sử dụng thuật ngữ “body shaming” đầu tiên được biết đến là của nhà báo Philip Ellis.
3. Các loại body shaming
Body shaming thường là về kích thước cơ thể. Nhưng, những nhận xét tiêu cực về bất kỳ khía cạnh nào trên cơ thể của một người được coi là body shaming. Chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua các đề cập dưới đây. Chúng hoàn toàn có thể liên quan đến body shaming:
3.1. Trọng lượng – vấn đề đầu tiên cần nói đến khi tìm hiểu body shaming là gì
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến mọi người xấu hổ là vì cân nặng của họ. Ai đó có thể bị xấu hổ vì quá “to” hoặc “quá gầy”.
Nói bất cứ điều gì tiêu cực về một người như “béo” là body shaming. Những người có thân hình gầy hơn cũng có thể bị xấu hổ vì cân nặng của mình. Thường được gọi là skinny-shaming “Họ trông giống như họ bị rối loạn ăn uống.”

3.2. Quần áo
Những năm 1980 sự lên ngôi của quần áo bằng vải thun, và đã có một câu nói phổ biến, “Vải thun là một đặc ân, không phải là một quyền”. Điều này có nghĩa là mọi người chỉ nên mặc quần áo thun nếu họ có hình dáng cơ thể “phù hợp” với họ.
Hoặc có một đánh giá với phái nam kiểu như: “Tại sao anh ấy là đàn ông lại có thể mặc màu hồng sáng như thế”
3.3. Tuổi tác
Còn được gọi là chủ nghĩa tuổi tác, có sự phân biệt đối xử hoặc bắt nạt đối với người khác vì tuổi tác của họ và thường tập trung vào người lớn tuổi.
Liên quan đến body-shaming, ví dụ như có một nhận xét “Họ đã quá già để trang điểm nhiều như vậy”.
3.4. Tóc
Văn hóa Việt Nam từ lâu đã chú trọng đến mái tóc đen, dài, thẳng mượt và đó có thể xem là một điều lý tưởng. Vì vậy, tóc xoăn, gấp khúc hay nhuộm màu vàng, nâu có thể được xem là thiếu thu hút.
Khi một người có một kiểu tóc sáng tạo với họ, và được khen là “Bạn thật dũng cảm và cá tính khi để tóc như vậy” Mặc dù nghe có vẻ giống như một lời khen, nhưng đó thực sự là một sự xúc phạm.
3.5. Món ăn – chủ đề food shaming phổ biến khi nói về body shaming là gì
Food-shaming thường bị nói khi liên quan đến trọng lượng cơ thể của họ. Ví dụ một ai đó có nhận xét rằng “ bạn không nên ăn khoai tây chiên và những loại đồ chiên khác, hãy nhìn lại cơ thể của bạn xem”
Hoặc tự bản thân bạn lại có thể tự xấu hổ về thực phẩm như “Tôi rất béo, tôi không nên ăn miếng bánh ngọt này.”

4. Tác hại của body shaming đối với sức khỏe
4.1. Về tác hại
Body shaming có rất nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần:
- Thanh thiếu niên hay bị xấu hổ về cơ thể có nguy cơ trầm cảm cao hơn đáng kể.
- Nạn nhân Body shaming có thể bị rối loạn ăn uống.
- Body shaming có thể gây ra sự không hài lòng với cơ thể của một người, điều này có thể gây ra lòng tự trọng thấp.
4.2. Liên quan đến sức khỏe tâm thần
Các mối quan tâm khác về sức khỏe tâm thần liên quan đến body shaming bao gồm:
- Sự lo âu
- Căng thẳng
- Trầm cảm
- Nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc nặng hơn là tự tử
- Chất lượng cuộc sống kém hơn (do không hài lòng về cơ thể)
- Đau khổ tâm lý
Đôi khi chỉ vì sự vô tư hay những câu nói tưởng như chỉ là trêu đùa, nhưng nó lại in sâu nơi tâm trí người tiếp nhận. Có nhiều câu nói có thể để lại những ám ảnh, tổn thương.

5. Cách vượt qua nỗi ám ảnh body shaming
Một số gợi ý cơ bản sau có thể giúp bạn vượt qua body shaming. Cũng qua đó, bạn có thể xây dựng sự tích cực cho cơ thể:
5.1. Học cách nhìn nhận tích cực về cơ thể mình
Sự nhìn nhận tích cực về chính mình sẽ giúp chấp nhận bản thân và những người khác. Bạn không thể kiểm soát những gì người khác nói hoặc làm, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi suy nghĩ của mình và bắt đầu hành trình nhìn nhận và đón nhận bản thân.
5.2. Trau dồi tình yêu bản thân
Bạn là một sự đặc biệt và duy nhất. Bạn hãy dành sự yêu thương, tôn trọng cho mình và cho người khác.
5.3. Dừng lại việc tự nói tiêu cực
Bạn nói “Không” để buộc người khác dừng lại những lời nói tiêu cực về mình. Mặc khác, tự bản thân bạn cũng “KHÔNG” cho phép mình có những suy nghĩ tiêu cực về mình hay người khác.
5.4. Quản lý thời gian của bạn trên mạng xã hội
Hãy dành một quỹ thời gian mà bạn cho phép và đọc thông tin có lựa chọn.

5.5. Học cách xây dựng sự tích cực cho cơ thể
Hãy đối xử tử tế và thấu hiểu bản thân, như thể bạn là một người bạn tốt nhất. Chăm sóc bản thân không phải là một hành động ích kỷ; nó cần thiết cho sức khỏe cá nhân của bạn. Tập thể dục, ăn thức ăn lành mạnh. Hãy kết bạn với những người quan tâm đến bạn. Và, hãy dành thời gian ra ngoài trời để làm mới cơ thể và tâm trí của bạn.
5.6. Liên hệ với người mà bạn tin tưởng để được hướng dẫn và hỗ trợ
Bạn có thể tìm tới những người uy tín, người bạn có thể tin tưởng để được hỗ trợ và vượt qua.
Khi hiểu thật rõ về body shaming là gì, bạn không chỉ tự yêu thương lấy bản thân hơn và cũng thêm phần tôn trọng người khác. Chính những điều này tự nhiên sẽ khiến bao nhận xét tiêu cực giảm đi. Cùng với đó, những lời lẽ nhận xét tích cực sẽ được thay thế. Thực hiện như thế, chính chúng ta đã góp phần làm cho sức khỏe tinh thần bản thân ta lẫn người xung quanh thêm tốt hơn mỗi ngày.
BBT HappyMind tổng hợp
Bất kỳ khi nào bạn thấy mình cần giúp đỡ về sức khỏe tinh thần, hãy liên lạc với chúng tôi qua số di động, email hay bấm vào nút “đặt hẹn tham vấn” và bắt đầu buổi tham vấn nhé!
📩 Email: info@happymind.vn
☎ Phone: +84-839 027720
Tham khảo
- Merriam-Webster Dictionary. Body-Shaming.
- Van Den Berg PA, Mond J, Eisenberg M, Ackard D, Neumark-Sztainer D. The link between body dissatisfaction and self-esteem in adolescents: Similarities across gender, age, weight status, race/ethnicity, and socioeconomic status. J Adolesc Health. 2010