Sức mạnh của lời nói thực ra đa phần chúng ta đều ít nhiều có đề cập. Chẳng hạn, chúng ta hay nghe dân gian truyền tai những câu chẳng hạn “nói gì mà ghê gớm quá”, “nói gì sao nặng quá”,…Đằng sau những nhận xét đó là những câu chuyện mà nội dung của nó không theo hướng tích cực. Cuộc sống thường này, chúng ta cũng không hiếm gặp những lời nói khiến người ta bị tổn thương sâu sắc. Cũng có những câu nói khiến người ta phải dằn vặt có lẽ đến suốt đời. Trong chủ đề này, mời bạn cùng HappyMind bàn thêm về lời nói, cũng như sức mạnh của nó ảnh hưởng ra sao đến tâm lý con người một cách cụ thể hơn. Qua đó, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để ghi nhớ trong tâm về việc phát ngôn của mình .
1. Lời nói
Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh, nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.
Lời nói được dùng để biểu đạt suy nghĩ của mình, thể hiện cảm xúc như: vui vẻ, hạnh phúc, đau buồn, tức giận,… Mỗi lời nói chúng ta nói ra điều có thể mang lại niềm vui nổi buồn cho người khác. Nhận được một lời khen có thể khiến ta vui cả ngày. Ngược lại, khi nhận lời chê bai, ta có thể tuyệt vọng đến vô cùng. Chúng ta có thể cảm nhận được cảm xúc của người nói và biết rằng họ đang vui hay buồn chỉ qua lời nói.
2. Sức mạnh của lời nói
2.1. Lời nói là liều thuốc tinh thần
Đôi khi tôi cũng suy nghĩ lại những gì mình vừa nói liệu có làm cho người khác thấy tổn thương hay không. Vì ẩn sau trong lời nói là liều thuốc tinh thần chữa lành mọi vết thương. Lời nói là một viên kẹo ngọt xoa dịu nỗi cô đơn.
2.2. Sức mạnh của lời nói tương tự như con dao sắc
Đôi lúc lời nói là con dao bén cứa vào từng thớ thịt làm ta đau nhói. Có lúc lời nói là sợi dây siết chặt ta trong vô hình.
Lời nói mang lại niềm tin cho bản thân, nâng đỡ ta trên bước đường gian khó. Lời nói giúp ta quên đi sợ hãi. Lời nói – cũng có thể đẩy ta chìm vào cảm giác tội lỗi và u uất không lối thoát.
2.3. Sức mạnh của lời nói còn mạnh đến đâu?
Thực vậy, trong cuộc sống, đôi khi những lời nói có thể khiến người thân hóa người dưng. Những lời nói cũng có thể khiến người đang hạnh phúc trở thành bất hạnh.
Thời bây giờ, sự phát triển công nghệ, mạng xã hội được sử dụng rộng khắp. Nhiều người thể hiện sự tự do ngôn luận của mình. Và, họ không biết, những lời bình luận ác ý, công kích từ họ có thể tước đoạt mạng sống của người khác.
Câu chuyện một cô bé bị hàm oan
Từng có một câu chuyện về một cô bé bị nghi oan ăn cắp tiền của một tiệm tạp hóa. Bà chủ tiệm đã mắng chửi cô bé ấy là kẻ gian dối, kẻ ăn cắp,…Bà chủ này còn nói nhiều từ ngữ thậm tệ khác. Với sự thương tổn cô bé nhận được vì lỗi lầm không phải do mình gây ra, cô bé ấy đã chọn cách ra đi mãi mãi.
Cô bé ra đi cùng một trái tim tan vỡ, sự kì thị dè bỉu của người khác mà chưa rõ sự thật.
Bà chủ tiệm sau đó đã tìm được số tiền bị mất và thủ phạm không phải cô bé kia. Sự hối hận đã đeo bám bà, có thể là mãi mãi. Vì, có hối tiếc là bao nhiêu, cũng chẳng thể nào mang cô bé nọ về lại với gia đình của mình.
Câu chuyện 2 chú ếch rơi vào một cái hố
2 chú ếch rơi vào một cái hố sâu. Cả hai cố hết sức nhảy lên để thoát khỏi cái hố ấy. Ở trên miệng hố có 3 chú ếch thấy thế liền khoái chí nói “Đừng cố làm gì, các cậu sẽ chết ở dưới thôi”. Tuy vậy, 2 chú ếch dưới hố vẫn cố gắng.
Lúc sau, 1 chú ếch kiệt sức và nói với chú ếch còn lại “Chúng ta thật sẽ chết ở dưới này thôi!”. Chú ếch này sau đó thực sự kiệt sức và gục chết. Chú ếch còn lại vẫn tiếp tục cố gắng nhảy lên. Cuối cùng, chú ếch này cũng thành công, thoát khỏi hố. Hóa ra, chú ếch này bị điếc. Bởi thế, chú ếch không nghe được 3 chú ếch trên miệng hố nói gì. Thấy bạn múa máy và có vẻ đang la hét, ếch ta tưởng mình đang được động viên nên không ngừng cố hết sức.
Sức mạnh của lời nói hẳn mạnh đến mức bạn không thể hình dung được
2 câu chuyện ở trên có thể xem là ví dụ rất điển hình về sức mạnh của lời nói. Cô bé bị hàm oan nọ sẽ vẫn sống, nếu như không phải nghe những lời cay nghiệt. Và, chú ếch nọ vẫn có thể sống sót thoát khỏi hố sâu nếu bạn bè của mình không gieo sự tuyệt vọng qua lời nói.
Có thể thấy, lời nói mang một sức mạnh to lớn, mạnh đến mức chúng ta không hình dung nổi. Một sức mạnh có thể cứu sống một người. Sức mạnh đó cũng có thể đoạt mạng một người.
3. Ứng phó thế nào khi phải nghe những lời nói khiến chúng ta bị tổn thương
Bất cứ ai cũng đều vui và cảm thấy dễ chịu với lời nói dễ nghe. Và, không ai phải những lời khó nghe mà không bị tổn thương. Nhưng, một cách tích cực, khi nghe phải những lời tiêu cực chúng ta hãy:
Kiểm soát cảm xúc và làm thay đổi tâm trạng
Bình tĩnh biến những cảm xúc tiêu cực xuất hiện sang tâm trạng vui vẻ.
Lãng quên ngay lời không đẹp và nghĩ đến chuyện làm ta vui.
Hít một hơi thật sâu và không nghĩ ngợi gì hết.
Uống một tách trà, thư giãn.
Chú tâm vào cuộc sống của bạn
Bạn không cần nhớ những câu nói khiến bạn nặng lòng. Điều này có thể sẽ không mấy dễ dàng, nhưng ít nhất khi bạn thử, bạn có thể làm dịu cảm xúc của chính mình. Hãy làm điều đó vì bản thân bạn, không phải vì người đã nói làm bạn tổn thương.
Sức mạnh của lời nói – bạn thấy đấy không phải là sức mạnh đơn thuần. “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – Câu ca dao xưa luôn đúng ́ở mọi thời. Mỗi chúng ta – đều cần có trách nhiệm với lời nói của mình. Nhờ vậy, mỗi lời nói chúng ta thốt ra đều là hoa thơm tỏa ngát hương đến mọi người.
BBT HappyMind tổng hợp